Cách dùng nấm Linh Chi đỏ hiệu quả

cách dùng nấm linh chi đỏ, linh chi đen, linh chi đỏ, cách bảo quản nấm linh chi

 

Cách dùng nấm Linh Chi đỏ hiệu quả

Cách dùng nấm Linh Chi đỏ để bảo toàn dược chất và phát huy tối đa công dụng là thông tin được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nấm linh chi để trả lời cho câu hỏi đó.

Nấm Linh Chi là gì?

Nấm linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm lim (Ganodermataceae). Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.

nấm linh chi là gì, nấm linh chi có tác dụng gì, nấm linh chi đen, nấm linh chi đỏ

Nguồn ảnh: Wikipedia

Hiện nay có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu nhiều nhất: Linh chi xanh (còn gọi là Thanh chi hay Long chi); Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi); Linh chi vàng (còn gọi là hoàng chi, kim chi); Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi; Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi); Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hay Mộc chi).

Trong 6 loại này, linh chi đenlinh chi đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhât và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay.

Trong 2 loại này, nấm đỏ được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Còn nấm đen thường được bán trong các tiệm thuốc đông dược. Loài nấm này có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính 6 inches nhưng cũng có nhưng tay nấm có được kính đến 10 inches.

Phần lớn các sản phẩm giới thiệu là “từ thiên nhiên” được làm bằng nấm linh chi đen. Được coi như là một dược thảo bổ dưỡng nhưng nấm linh chi đen không có giá trị bằng linh chi đỏ vì nó không chứa nhiều Polysaccharides bằng nấm linh chi đỏ.

Thần dược – nấm Linh Chi

Nấm linh chi được coi là dược thảo siêu hạng bởi vì con người có thể dùng nó lâu dài với số lượng lớn mà vô hại.

Trong khoảng 2.000 năm qua con người vẫn không tìm ra được tác dụng phụ nào của nấm linh chi. Tuy nhiên những người quá nhạy cảm cũng có thể gặp một vài triệu chứng như cảm thấy hơi khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng. Nguyên nhân là do phản ứng mạnh của cơ thể bài tiết những chất độc có từ thức ăn và chứng tỏ tác dụng tốt của nấm linh chi. Những người này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian.

Nấm linh chi có thể được cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc dùng bất cứ lúc nào kể cả khi không bị bệnh. Lợi ích nhất nó là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nấm cũng rất có lợi cho một người khỏe mạnh. Tuy nhiên tốt hơn hết nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Tác dụng của nấm Linh Chi

tác dụng của nấm linh chi, cách dùng linh chi, nấm linh chi việt nam, nấm linh chi hàn quốc, nấm linh chi rừng

Những tác dụng của nấm linh chi đã được các nhà khoa học phát hiện và kiểm nghiệm tính cho đến thời điểm này:

Tác dụng chống ung thư: Chất germanium ngăn chặn ưng thư trong cơ thể vì nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, đạm cần cho cơ thể.

Tác dụng đối với hệ bài tiết: Nhóm sterois trong nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, trung hòa vi rút ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiềm mỡ.

Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Nấm có chất Polysacchanride làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản nhiều năng insulin (là nguyên nhân chín gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

Tác dụng với da: Giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.

Tác dụng đối với hệ thần kinh: Làm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh. Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine và làm thư giãn bắp thịt. Dùng nấm linh chi để trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress gây lo âu căng thẳng sẽ có hiệu quả tốt.

Tác dụng lên hệ miễn dịch: Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất interferon trong cơ thể. Làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoảng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.

Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: Chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu. Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao. Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hòa kinh nguyệt.

Tác dụng đối với hệ tiêu hóa: Linh Chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, nên chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.

Tác dụng chống dị ứng nhờ các Acid Ganoderic. Nấm linh chi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc tự độc trong cơ thể chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm cũng có tác dụng giúp cơ thể thoải loại nhanh các chất độc kể cả các kiềm loại nặng.

Hướng dẫn cách dùng nấm Linh Chi đỏ hiệu quả

Để bảo toàn dược chất và phát huy tối đa công dụng, bạn cần dùng linh chi đỏ đúng cách. Nấm nấu lấy nước, hãm như trà, ngâm rượu hoặc xay nhuyễn để nấu canh, hầm với xương thịt tạo thành món súp. Món ăn này rất tốt cho người vừa trải qua bạo bệnh, người già yếu hay trong quá trình hóa xạ chữa ung thư.

cách dùng nấm linh chi đỏ, uống nấm linh chi có đẹp da không, uống nấm linh chi có giảm cân không

Nấm linh chi nên dùng vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc của nấm. Khi sử dụng có biểu hiện đi tiểu nhiều lần chứng tỏ nấm tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể.

Khi đun, hãm linh chi có thể kết hợp thêm cam thảo, táo tàu, atiso, hoặc cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng, giúp dễ uống mà không làm ảnh hưởng đến dược tính. Nên kết hợp thêm vitamin C khi uống linh chi vì sẽ làm tăng hấp thu dược chất trong nấm.

Sau 2-3 ngày dùng linh chi đỏ, có thể xuất hiện những triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, mẩn ngứa. Bệnh nhân ung thư, tiểu đường có cảm giác bệnh nặng lên. Đó là dấu hiệu bình thường, không đáng ngại. Chúng ta có thể giảm lượng dùng hoặc ngừng hẳn 4-5 ngày, sau đó sử dụng trở lại, triệu chứng trên sẽ không còn.

Người bị huyết áp thấp có thể bị chóng mặt, vì vậy chỉ nên sử dụng nấm linh chi sau khi ăn no và không uống vào buổi tối.

Nấm linh chi có thể bảo quản tươi trong ngăn đá tủ lạnh hoặc phơi khô và để ở nơi thoáng mát.

>> Đọc thêm: Cao Ban Long là gì?

Theo Vnexpress
www.tapchisinhhoc.com

4.8/5 - (20 votes)

Leave a Reply