Khám phá bí mật rãnh Mariana

Khám phá bí mật rãnh Mariana

Khám phá bí mật rãnh Mariana

Nhiều người vẫn lầm tưởng: Càng xuống sâu thì đại dương càng ít sự sống nhưng Mariana, khe vực sâu nhất thế giới đã chứng minh điều ngược lại!

Rãnh Mariana hay còn gọi là vực Mariana hiện là nơi sâu nhất trên thế giới. Nó nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, ngay bên trên quần đảo Mariana. Mariana được biết đến với chiều dài khoảng 2550km, rộng 69km nhưng lại sở hữu độ sâu gần 11.000m, lớn hơn nhiều so với Everest – đỉnh núi cao nhất thế giới.

Khe vực Mariana được tàu Challenger II của Hải quân Hoàng gia Anh khảo sát lần đầu tiên năm 1951 bằng kỹ thuật phản xạ sóng âm, và đo được độ sâu 5.960 sải (10.900m). Đến năm 1962, tàu hải quân Mỹ lại đưa ra con số 10.915m. Còn Nhật Bản thì sử dụng công nghệ sóng âm phản xạ nhiều tia và đưa ra con số 10.924m ở điểm cực đại.

BBC dẫn kết quả khảo sát ban đầu cho thấy, rãnh Mariana, cũng như các rãnh đại dương khác, đóng vai trò là bồn hấp thụ carbon cho Trái đất. Điều này cho thấy chúng có thể đóng vai trò lớn hơn nhiều trong việc điều tiết cơ chế hóa học và khí hậu của hành tinh chúng ta.

Mặc dù hai nhà thám hiểm Jacques Piccard và Don Walsh đã đến được nơi sâu nhất của rãnh Mariana vào năm 1960, không ai dám nghĩ đến chuyện lập lại kỷ lục đó. Và các sứ mệnh nghiên cứu rãnh này đã được những thiết bị không người lái đảm nhiệm.

Sứ mệnh thám hiểm rãnh Mariana hiện phụ thuộc vào các tàu thăm dò.

Sứ mệnh thám hiểm rãnh Mariana hiện phụ thuộc vào các tàu thăm dò. (Ảnh: NSF)

Trưởng nhóm nghiên cứu Ronnie Glud cho hay, làm việc ở độ sâu như tại rãnh Mariana, với áp suất hơn 1.000 atmosphere, là một thách thức đối với giới khoa học lâu nay.

Tuy nhiên, sự tiến bộ không ngừng của công nghệ đã thay đổi điều này. Ông cho hay, đây là lần đầu tiên giới khoa học có thể chế tạo những thiết bị phức tạp dùng cho việc đo đạc ở rãnh Mariana để xác định có bao nhiêu carbon đang bị chôn vùi tại đây.

Miệng Champagne của rãnh Mariana

Miệng Champagne của rãnh Mariana trở nên nổi tiếng bởi đây là nơi có chứa những lỗ thủy nhiệt phun ra carbon dioxide lỏng tinh khiết.

Hồi cuối năm 2014, Jeffrey Drazen tại Đại học Hawaii ở Honolulu đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm đến khe vực Mariana. Cuộc hành trình này đã khiến cho Drazen hết sức ngạc nhiên khi thấy sự đa dạng sinh học của khe vực này.

Do môi trường ở đáy vực là một bóng tối hoàn toàn nên các loài sinh vật nơi đây đã tiến hóa một cách kì lạ để phù hợp với môi trường sống.

Ở đây cũng không hề có chút ánh sáng nào có thể chiếu xuống, bởi vậy lý do vì sao với điều kiện khắc nghiệt như vậy mà sự sống ở đây vẫn phát triển tốt là câu hỏi khiến nhà khoa học đau đầu.

Những con trùng biến hình độc khổng lồ với chiều dài cơ thể tới 10 cm dưới rãnh Mariana

Những con trùng biến hình độc khổng lồ với chiều dài cơ thể tới 10 cm dưới rãnh Mariana

Sứa phát sáng ở rãnh Mariana

Sứa phát sáng ở rãnh Mariana – (Ảnh: Rense.com)

Các nhà khoa học đều cho rằng sự sống của mọi sinh vật trên trái đất đều bắt nguồn từ sự phát triển và tiến hóa lâu dài từ các sự sống dưới đáy biển.

Bởi vậy các vi khuẩn ở khe vực Mariana có thể sẽ giúp được các nhà khoa học tìm về cội nguồn sự ra đời của loài người.

Xem thêm: Khe vực Mariana – Nơi sâu nhất của đại dương

Theo Trí Thức Trẻ

www.tapchisinhhoc.com

1.2/5 - (243 votes)
Tags:

Leave a Reply