Kháng sinh là thuốc bị làm giả nhiều nhất

kháng sinh là thuốc bị làm giả nhiều nhất, thuốc kháng sinh

Kháng sinh là thuốc bị làm giả nhiều nhất

Tỷ lệ thuốc giả ở nước ta thấp so với các nước trong khu vực (0,03%), trong số 11 mẫu thuốc tân dược bị làm giả đa số là kháng sinh.

Tại Hội thảo công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc năm 2016 diễn ra ngày 31/3, lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (Bộ Y tế) cho biết, chất lượng thuốc trên thị trường năm 2016 ổn định và được kiểm soát.

Để ngăn chặn thuốc kém chất lượng trên thị trường, các lô thuốc nhập khẩu của các nhà sản xuất có nguy cơ cao về chất lượng đã được thực hiện tiền kiểm 100% trước khi lưu hành.

Tỷ lệ thuốc tân dược sản xuất trong nước không đạt chất lượng giảm từ 2% năm 2015 xuống còn 1,98%, thấp nhất trong năm năm qua. Tỷ lệ thuốc giả thấp so với các nước trong khu vực (0,03%), trong số 11 mẫu thuốc tân dược bị làm giả đa số là kháng sinh.

Tuy nhiên cũng theo Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, trong khi số lượng mặt hàng thuốc được sản xuất và lưu hành trên thị trường ngày càng tăng, nhiều dạng bào chế mới, hoạt chất mới với hơn 1.000 hoạt chất thì hệ thống kiểm nghiệm mới kiểm tra được khoảng 500 hoạt chất.

Trong khi đó, việc kiểm soát dược liệu nguồn gốc, chất lượng dược liệu sử dụng trong sản xuất thuốc từ dược liệu và sử dụng các cơ sở y dược học cổ truyền chưa thực sự tốt do nguồn lực đầu tư để nâng cao năng lực kiểm nghiệm dược liệu cũng như thiết lập chuẩn còn rất hạn chế. Tỷ lệ dược liệu không đạt chất lượng qua lấy mẫu khá cao, chiếm 13,39%.

Khó khăn lớn nhất của công tác kiểm nghiệm chất lượng thuốc hiện nay là chưa đủ trang thiết bị và chất chuẩn để kiểm nghiệm. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu cán bộ lấy mẫu và kiểm tra chất lượng thuốc và người bán hàng không hợp tác lập biên bản vi phạm khi lấy mẫu ảnh hưởng công tác kiểm nghiệm chất lượng thuốc.

Thêm vào đó, một khó khăn nữa trong công tác quản lý thị trường thuốc, mỹ phẩm hiện nay theo Thanh tra Bộ Y tế là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm chưa thực hiện kiểm nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu của bán thành phẩm, thành phẩm thuốc, một số cơ sở có sự thay đổi nhỏ, thay đổi mẫu nhãn nhưng chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt.

Năm 2017, các đơn vị trong hệ thống kiểm nghiệm sẽ tăng cường lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và mẫu thuốc trên thị trường và tại các bệnh viện.

Xem thêm: Người Việt đang sử dụng sai thuốc kháng sinh

Theo Sức khỏe & Đời sống

www.tapchisinhhoc.com

4/5 - (7 votes)

Leave a Reply