Hệ thống lọc nước sử dụng năng lượng mặt trời tại Ấn Độ

hệ thống lọc nước sử dụng năng lượng mặt trời, xử lý nước, cung cấp nước sạch, nước sạch nông thôn, Ấn Độ

Hệ thống lọc nước sử dụng năng lượng mặt trời tại Ấn Độ

Hệ thống lọc nước sử dụng năng lượng mặt trời để diệt vi khuẩn độc hại có thể sớm cho phép nông thôn Ấn Độ dễ dàng tiếp cận với nước sạch. Các vùng nông thôn Ấn Độ lần đầu tiên có thể sớm tiếp cận với nước sinh hoạt sạch nhờ công nghệ năng lượng mặt trời mới.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Edinburgh đã thiết kế một hệ thống lọc nước khai thác năng lượng mặt trời để khử nước bị ô nhiễm.

Theo UNICEF, hàng triệu người ở Ấn Độ, bao gồm 600.000 trẻ em đã bị tử vong hằng năm vì các bệnh như tiêu chảy và viêm phổi liên quan đến nước bị ô nhiễm.

Nước thải thường gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước ở vùng nông thôn Ấn Độ, nơi có 70% dân số sinh sống. Chính phủ Ấn Độ đã tập trung chủ yếu vào việc xử lý nước ở sông suối, tuy nhiên Neil Robertson, giáo sư hóa học và nhóm nghiên cứu của ông tại Đại học Edinburgh đã đưa ra cách tiếp cận khác. Robertson cho biết, việc sử dụng quang xúc tác năng lượng mặt trời để tiêu diệt các chất gây ô nhiễm đã được thực hiện trước đây.

Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã cải tiến vật liệu được sử dụng thông thường nhất bằng cách cải thiện lượng ánh sáng nhìn thấy được hấp thụ và nâng cao hiệu quả của quá trình xúc tác quang học. Hệ thống năng lượng mặt trời của Robertson lấy các hạt năng lượng cao từ mặt trời và xử lý (gây cảm ứng cho) chúng trong vật liệu quang phân, tạo ra phản ứng hóa học. Các phân tử oxy được kích hoạt để phá vỡ vi khuẩn và các chất hữu cơ khác trong nước. Vật liệu này không cần nguồn điện, vì vậy công nghệ này rất dễ lắp đặt mà không cần có điện lưới. Nó chỉ cần được nối với các thùng chứa nước bị ô nhiễm và hướng về phía mặt trời.

Robertson cho biết, mục tiêu của nghiên cứu là tạo ra một công nghệ rất đơn giản với chi phí rất thấp, có thể ứng dụng cho môi trường trong nước. Công nghệ này có thể được triển khai ở khắp các vùng nông thôn Ấn Độ.

Mặc dù công nghệ là một tiến bộ sáng tạo trong lĩnh vực này, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể nào cho vấn đề ô nhiễm nước nói chung của Ấn Độ.

Pavani Ram, phó giáo sư về dịch tễ học và sức khỏe môi trường tại SUNY Buffalo, cho biết, mặc dù công nghệ rất thú vị và hứa hẹn, tôi không tin rằng cách tiếp cận này giải quyết được toàn bộ các vấn đề về chất lượng nước ở vùng nông thôn Ấn Độ rộng lớn. Cách tiếp cận này có thể khử trùng nước nhưng dường như nó không ngăn được tình trạng tái ô nhiễm nước. Điều này có thể xảy ra nếu nước được trữ trong các bể chứa miệng rộng hoặc tiếp xúc với tay không rửa hoặc các nguồn lây nhiễm khác.

Ram cho biết, nước ở một số vùng của Ấn Độ, đặc biệt là vùng Đông Bắc, cũng có thể bị ô nhiễm các hạt khác hơn là vi khuẩn, ví dụ: “arsenic, fluorua ở nồng độ nguy hiểm và các chất hóa học gây ô nhiễm khác, có thể gây hại cho sức khỏe con người. Chúng ta không thể chỉ nhìn vào chất lượng vi khuẩn của nước.

Robertson và nhóm của ông gần đây đã hợp tác với Viện Giáo dục và Nghiên cứu khoa học Ấn Độ (Institute of Science Education and Research). Nhóm đang nỗ lực mở rộng quy mô công nghệ này và hy vọng nó sẽ hữu ích ở một số nước khác, nơi mà việc tiếp cận nước sạch vẫn là cuộc đấu tranh hàng ngày.

Robertson cho biết, công nghệ này sẽ phù hợp ở các nước có số dân nông thôn tương tự mà nhiều nước lọc hơn và những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Ram cho rằng, những giải pháp toàn cầu về nước sạch cần xem xét tính đặc trưng của từng vùng địa phương như về khí hậu, dân số, đôi khi ở cùng một quốc gia. Đặc biệt khi nói đến nước, không có giải pháp ma thuật nào phù hợp cho tất cả.

Theo Vnexpress

www.tapchisinhhoc.com

Rate this post

Leave a Reply