Loài người mới được phát hiện – Homo luzonensis

loài người mới được phát hiện

Loài người mới được phát hiện – Homo luzonensis

Các nhà khảo cổ học đã tìm ra một bí mật nữa về quá khứ của chúng ta vốn đã bị trôn vùi trong đất đá, chào đón một loài người mới đến với cây phát sinh của chúng ta.

Khám phá này bắt đầu với một bàn chân cổ, hay những gì còn lại của một người. Một xương chân, chính xác là xương đốt thứ ba của bàn chân, đã được tìm thấy trong hang Callao trên đảo Luzon của Philippines vào năm 2007.

Các hài cốt Homo sapiens cổ xưa nhất, được tìm thấy gần đó trên đảo Palawan, có niên đại từ 30.000 đến 40.000 năm trước. Nhưng bàn chân bí ẩn này còn cổ hơn, có niên đại cỡ 67.000 năm trước.

“Đây là thành viên cổ nhất thuộc tông (tribe) Người Hominin từng được tìm thấy ở Philippines,” nhà khảo cổ học Florent Détroit từ Muséum National d’Histoire Naturelle, Pháp, cho biết.

Khái niệm hominin mô tả người hiện đại cùng những loài người đã tuyệt chủng và tất cả các tổ tiên chung (bao gồm các thành viên của chi Homo, AustralopithecusParanthropus và Ardipithecus)

Mới đây, một nhóm quốc tế đã phát hiện ra mười hai bộ phận khác của loài người cổ đại kia, trong cùng lớp đất đá nơi xương chân được tìm thấy. Chúng bao gồm nhiều xương chân, xương tay, một phần xương đùi và răng, được cho là thuộc về ít nhất ba cá thể – hai người lớn và một trẻ em.

Loài người mới được phát hiện có đặc điểm gì?

Détroit cho biết hóa thạch có những điểm tương tự, nhưng cũng có đặc điểm khác biệt với xương của chúng ta và các loài người đã được biết đến khác. Răng cửa của chúng có những đặc điểm như thấy ở AustralopithecusH. erectus, nhưng răng hàm của chúng thì lại nhỏ hơn, có hình dạng tương tự như ở H. sapiens.

Xương bàn chân, đặc biệt là xương đốt ngón chân cũng cong hơn rất nhiều so với xương của chúng ta – chứng tỏ chúng có thể là người leo núi tốt hơn.

loài người mới được phát hiện

Xương ngón chân của Homo luzonensis. (Callao Cave Archaeology Project)

Nhà khảo cổ học Rainer Grün từ Đại học Griffith đã tiến hành đo đồng vị phóng xạ Uranium trên xương. Điều này tiết lộ hài cốt đã có niên đại hơn 50.000 năm.

Tất cả các hóa thạch mới đều nhỏ bé, cho thấy đây là một loài lùn khác như H. floresiensis, thường được gọi là “người hobbit”, được phát hiện trên đảo Indonesia và năm 2004. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho loài này là Homo luzonensis.

Đáng tiếc là việc tách chiết DNA từ các hóa thạch này cho đến nay vẫn chưa thành công, có nghĩa là vẫn chưa có đủ bằng chứng để xác định H. luzonensis nằm ở đâu trong thứ tự phát sinh của tông Người Hominin.

Theo Détroit, những phát hiện này cũng tiếp tục nhấn mạnh rằng “vài ngàn năm trước, H. sapiens chắc chắn không đơn độc trên Trái đất”.

“Sự tiến hóa của loài người phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta biết và trong quá khứ, việc có một số loài người sống song hành là điều bình thường. Ngược lại với hiện thực rằng ngày nay chúng ta là loài duy nhất còn lại,” Grün nói.

>>> Đọc thêm: Tìm thấy hóa thạch chim cổ sau thời khủng long tuyệt chủng

Không ngừng thắc mắc về tổ tiên và họ hàng của mình

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu muốn khám phá thêm xem loài người mới tìm thấy phù hợp với cây phát sinh của chúng ta như thế nào, khám phá các tính chất cơ học của hóa thạch để hiểu rõ hơn về cách loài này di chuyển và khả năng sử dụng các công cụ và xem liệu chúng trông như thế nào. Nhưng để làm điều đó Grün nói:

“Chúng ta cần nhiều hóa thạch hơn !!!”

Một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, Armand Mijares, đã có mặt trong vụ án – tìm kiếm các hòn đảo của Philippines để tìm các địa điểm tiềm năng khác để khai quật. Việc của chúng ta là tiếp tục chờ thêm.

Khám phá đã được công bố trên tạp chí Nature.

Tài liệu tham khảo

  1. Détroit, F., Mijares, A. S., Corny, J., Daver, G., Zanolli, C., Dizon, E., … & Piper, P. J. (2019). A new species of Homo from the Late Pleistocene of the Philippines. Nature568(7751), 181.
  2. Mijares, A. S., Détroit, F., Piper, P., Grün, R., Bellwood, P., Aubert, M., … & Dizon, E. (2010). New evidence for a 67,000-year-old human presence at Callao Cave, Luzon, Philippines. Journal of human evolution59(1), 123-132.

iceberg

tapchisinhhoc.com

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply