Bất cân bằng giới tính trong việc lựa chọn cộng sự nghiên cứu?

Bất cân bằng giới tính trong việc lựa chọn cộng sự nghiên cứu, nhà khoa học, các nhà khoa học nam chia sẻ nhiều hơn, phân biệt giới tính, tiến hóa, giới tính, Bất cân bằng giới tính trong việc lựa chọn cộng sự nghiên cứu ?

Các nhà khoa học nam có nhiều khả năng chia sẻ những nghiên cứu đã công bố của họ hơn là phụ nữ – nhưng chỉ với những nhà khoa học nam khác, một nghiên cứu dựa trên hàng trăm nhà khoa học đã chỉ ra như vậy. Bất cân bằng giới tính trong việc lựa chọn cộng sự nghiên cứu

Con người thường được coi là một loài có tính hợp tác cao, Jorg Massen, một nhà sinh học nhận thức tại Đại học Vienna nói. Nhưng hầu hết các bằng chứng cho giả định đó xuất phát từ các tình huống do con người tạo ra như các nhiệm vụ hợp tác được kiểm soát trên máy vi tính. “Tôi muốn kiểm tra tính xã hội của con người trong một tình huống rất thường ngày”, ông nói. Vì vậy, ông đã chọn một trong những tình huống cạnh tranh nhất mà ông có thể nghĩ đến: lĩnh vực nghiên cứu tâm lý của chính ông. Bất cân bằng giới tính trong việc lựa chọn cộng sự nghiên cứu

Để điều tra mức độ hợp tác giữa các nhà tâm lý học, Massen biến các nhà nghiên cứu đồng nghiệp của mình thành ‘những con chuột bạch’. Ông và các đồng nghiệp đã gửi thư điện tử cho gần 300 nhà nghiên cứu khác và yêu cầu họ chia sẻ bản PDF của một trong những nghiên cứu mới nhất của họ (phải là nghiên cứu mới nhất bởi vì các nhà khoa học và các tạp chí hiếm khi chia sẻ một cách miễn phí toàn văn nghiên cứu mới công bố lên internet), hoặc một số dữ liệu thô với lý do rằng nhóm của Massen muốn đưa nó vào một meta-analysis (meta-analysis là loại nghiên cứu sử dụng các kết quả từ nhiều nghiên cứu khác để phân tích một xu hướng chung nào đó). Kết quả được công bố trên tờ Scientific Reports vào ngày 10 tháng 10 (2017). Nhìn chung, các nhà khoa học được liên hệ email thì đều có tính hợp tác rất cao, với gần 80% sẵn sàng chia sẻ bản PDF bài báo và gần 60% sẵn sàng gửi dữ liệu thô. “Tôi rất ngạc nhiên,” Massen nói. “Con người rất hào phóng ngay cả trong lĩnh vực cạnh tranh này.”

Các nhà khoa học nam có xu hướng chia sẻ nhiều hơn các nhà khoa học nữ, hơn nữa họ cũng thích chia sẻ với đồng nghiệp nam hơn, nghiên cứu chỉ ra. Credit: John Wildgoose Getty Images

Tuy nhiên, điều bất ngờ hơn nữa là sự khác biệt mạnh mẽ về giới tính trong cách các nhà khoa học phản ứng với yêu cầu giúp đỡ của Massen. Massen và các đồng nghiệp đã tự hỏi liệu đàn ông có hay phản ứng đem lại lợi ích cho người khác hơn với phụ nữ hay ngược lại? Trên thực tế, đàn ông có nhiều khả năng sẽ chia sẻ hơn, nhưng chỉ với những người đàn ông khác. Sự trao đổi nam – nam cao hơn 15% so với bất kỳ sự kết hợp giới tính nào khác (nam – nữ hay nữ – nữ). Bất cân bằng giới tính trong việc lựa chọn cộng sự nghiên cứu

Tiến hóa trong công việc? 

Massen và các đồng nghiệp của ông nói rằng một lời giải thích khả dĩ cho kết quả của họ là “có thể là giữa các học giả nam có một mạng lưới tương tác, trong đó họ ủng hộ lẫn nhau giống như ‘Old Boy network’ ”. Họ cũng đã gợi ý rằng sự bất cân bằng này có thể có gốc rễ về mặt tiến hóa và chỉ ra một ý tưởng gọi là ‘giả thuyết chiến binh nam’, tức là đàn ông đã tiến hóa để hình thành mối liên hệ chặt chẽ với những người đàn ông khác trong nhóm của họ bởi vì trong quá khứ điều này cho phép họ bảo vệ lãnh thổ khỏi những kẻ thù địch tấn công.

“Những người đàn ông xa lạ về mặt di truyền sẵn sàng hợp tác với nhau để hình thành các liên minh chiến đấu này,” Mark van Vugt, một nhà tâm lý học tiến hóa tại Free University of Amsterdam, người đã đưa ra giả thuyết này lần đầu vào năm 2007. Một số bằng chứng cho ý tưởng này xuất phát từ các thí nghiệm như thí nghiệm dựa trên các trò chơi công cộng (trong đó người chơi sẽ chọn số lượng thẻ để giữ lại hoặc cho đi), nhưng cũng có một số gợi ý trong đời sống thực, ông nói. Bé trai có xu hướng chơi thành các nhóm lớn hơn nữ, van Vugt nói, và trong các môn thể thao như quần vợt và đấm bốc, nam giới nỗ lực gắn kết với đối thủ của họ sau trận đấu hơn so với nữ giới. Tuy nhiên yếu tố văn hóa cũng được cho là một nguyên nhân. Bất cân bằng giới tính trong việc lựa chọn cộng sự nghiên cứu

Kết quả của Massen rất phù hợp với những phát hiện trước đó, van Vugt cho biết, ông cho rằng sự khác biệt giới tính như vậy có thể ảnh hưởng đến các tình huống khác vượt ngoài giới hạn nghiên cứu tâm lý học. Bất kỳ công việc nào đòi hỏi sự hợp tác với người lạ – như kinh doanh, chính trị, luật và kinh tế – có thể sẽ có lợi cho đàn ông, ông dự đoán. “Đàn ông luôn luôn cân nhắc việc tìm các đối tác liên minh,” ông nói, trong khi phụ nữ có xu hướng thận trọng hơn khi hợp tác với người lạ. “Đó là một trở ngại khi xây dựng các mạng lưới hợp tác như đàn ông vẫn làm.”

Nhiều yếu tố, bao gồm cả các yếu tố văn hóa, góp phần vào sự thiên vị giới tính trong công việc. “Rõ ràng là trong khoa học và nhiều ngành nghề khác, phụ nữ bị phân biệt đối xử,” Massen nói. Tuy nhiên, ông gợi ý rằng việc nâng cao nhận thức về sự khác biệt giới tính trong hợp tác công việc – khoa học và các lĩnh vực khác – có thể khuyến khích cả nam và nữ hãy nhìn nhận hành vi và phản ứng của họ một cách khác đi. “Tôi hy vọng mọi người đọc nó và nghĩ về nó,” ông nói. Bất cân bằng giới tính trong việc lựa chọn cộng sự nghiên cứu

Tham khảo:

  1. Massen, J. J.M, Bauer, L., Spurny, B., Bugnyar, T.& Kret, M. E. Sci. Rep. 7, 12927 (2017).
  2. van Vugt, M., De Cremer, D.& Janssen, D. P.Psychol. Sci.18, 19–23 (2007).

Xem thêm: Người Việt mình đang sử dụng sai thuốc kháng sinh

Câu chuyện buôn về sự tồn tại của tế bào gốc STAP

Theo nature.com

iceberg (biên tập)

tapchisinhhoc.com

 

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply