The ghost heart – trái tim ma là gì?
Bất cứ lúc nào cũng có hàng ngàn người trong danh sách chờ đợi được cấy ghép tim. Một số người trong số đó cuối cùng cũng tìm được người hiến tặng phù hợp, trong khi một số người khác thì không. Ở Mỹ, hàng trăm người thất bại trong việc tìm ra người hiến tặng tim, đã qua đời hằng năm. Đó là một hiện thực nghiệt ngã, nhưng rất khó có thể làm gì để thay đổi nó. Tuy nhiên, Texas Heart Institute đã có một giải pháp cho vấn đề này – sử dụng quả tim của lợn. Trái tim ma là gì Trái tim ma là gì Trái tim ma là gì
(Cũng có những trường hợp người ta sống được một thời gian bằng trái tim nhân tạo (ảnh dưới). Cách mà nó hoạt động thực sự rất đáng kinh ngạc.) Trái tim ma là gì
Trái tim nhân tạo (trái) và trái tim ma (phải). (IMAGE: MAX BURKHALTER) Trái tim của lợn rất giống tim của chúng ta, về hình dạng, kích thước và chức năng. Tất nhiên chúng ta không thể đơn thuần lấy quả tim ra khỏi con lượn và cấy nó vào cơ thể người. Hoặc con người từ thời cổ đại biết đâu đã từng làm thế ?! Các nhà khoa học tại Texas Heart Institute đã đề xuất tạo ra một “trái tim ma” trước tiên.
Để tạo ra một “trái tim ma” – một loại giá thể cấu trúc – họ đã sử dụng một dung dịch tẩy rửa đơn giản. Khi họ ngâm quả tim lợn trong dung dịch đó và có thể sau đó là một số bước xử lý nữa, họ đã có một giá thể (scaffolding) protein thuần khiết mất đi toàn bộ tế bào sống (decellularized – khử tế bào). Giá thể đó có thể được tùy biến và được dùng để phát triển thành trái tim dành cho các bệnh nhân nhất định – sử dụng các tế bào gốc tủy xương.
Những nỗ lực hiện tại
Doris Taylor và nhóm nghiên cứu gồm 25 người đa chuyên môn của cô đã khử tế bào từ 7 hoặc 8 quả tim mỗi tuần, phần lớn là từ chuột, sau đó tiêm các tế bào gốc vào giá thể không DNA ở trên. Bởi vì các tế bào cơ tim không phân chia, chúng không thể tự tái tạo như thể (chẳng hạn) bàng quang, một cơ quan đã được tái tạo và cấy ghép vào con người. Trong trường hợp với tim, các tế bào gốc (trái ngược với tế bào tim) bám vào bề mặt của giá thể protein, tiếp tục sống và lớn lên, các cơ quan thực hiện chức năng bên trong trong các máy được gọi là bộ phản ứng sinh học (bioreactor) cho phép giả lập môi trường ấm áp và giàu oxy của một trái tim bình thường trong cơ thể.
Mục đích của công việc này, tất nhiên là để tạo nên cơ quan có khả năng sống sót sẽ bơm máu đi khắp cơ thể của một người trưởng thành mà không cần sự hỗ trợ cũng như không đối mặt với nguy cơ bị thải ghép, vì trái tim sẽ được tạo nên từ các tế bào (gốc) của chính bệnh nhân. Thử nghiệm hiện tại trên chuột liên quan đến công việc cấy một trái tim thứ hai song song với trái tim tự nhiên, với hy vọng rằng cơ quan mới có thể đủ mạnh để tự thực hiện chức năng. Nếu thử nghiệm tốt, chúng ta có quyền hy vọng thêm về những thử nghiệm trên giá thể tim lợn, vốn rất tương thích với trái tim người như đã nói trên. Trái tim ma là gì Trái tim ma là gì
Taylor ước tính rằng sẽ tốn mất 10 – 15 năm trước khi một trái tim có thể thực hiện chức năng được cấy vào cơ thể người trưởng thành (trái tim cho trẻ em sẽ nhỏ hơn và cần ít lượng cơ hơn, nên việc cấy ghép cho trẻ em có thể diễn ra sớm hơn thế) – “nếu chúng ta làm tốt,” cô nhấn mạnh. Taylor còn kỳ vọng một lá gan thực hiện chức năng đầy đủ có thể tạo ra từ các tế bào của chính người nhận sẽ còn “về đích” trước ý tưởng ghép tim vài năm.
Video giới thiệu cách tạo ra trái tim ma (heart decellularized)
Tham khảo: houstoniamag và awesci.com
iceberg (biên tập)
tapchisinhhoc.com