Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh

Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh, chuyển biệt hóa, tế bào máu, tế bào thần kinh, tế bào T, tự kỷ, tâm thần phân liệt, bệnh thần kinh

Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh

Các mẫu máu tươi hay bảo quản đông lạnh của người có thể được trực tiếp chuyển thành các tế bào thần kinh đặc hiệu với từng bệnh nhân để phục vụ cho các nghiên cứu về các khiếm khuyết thần kinh như tâm thần phân liệt hay tự kỷ, theo các nhà nghiên cứu Stanford. Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh

Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh, chuyển biệt hóa, tế bào máu, tế bào thần kinh, tế bào T, tự kỷ, tâm thần phân liệt, bệnh thần kinh

Tác giả chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiên cứu, Marius Wernig

Các tế bào máu của người có thể được chuyển thành các tế bào thần kinh có chức năng tại phòng thí nghiệm trong khoảng 3 tuần chỉ với việc bổ sung 4 protein, theo công bố của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Y Stanford. Sự chuyển biến đột ngột không đòi hỏi tế bào ban đầu phải đi vào trạng thái gọi là toàn năng (theo kiểu iPSC) mà thay vào đó diễn ra thông qua một quá trình trực tiếp hơn gọi là chuyển biệt hóa (transdifferentiation)

Sự chuyển diễn ra với hiệu suất tương đối cao – tạo ra cỡ 50.000 tế bào thần kinh từ 1 ml máu – và điều đó có thể đạt được với các mẫu máu tươi mới hay các mẫu trước đó được bảo quản đông lạnh, từ đó tăng cường cơ hội cho các nghiên cứu về bất thường về thần kinh như chứng tâm thần phân liệt hay tự kỷ.

“Máu là một trong những mẫu sinh học đầu tiên có thể thu,” theo Marius Wernig, bác sĩ y khoa, phó giáo sư bệnh học và là thành viên của Viện Stanford về Sinh học tế bào gốc và Y học tái tạo. “Gần như tất cả các bệnh nhân khi tới bệnh viện đều để lại mẫu máu của họ, và thường thì các mẫu này được giữ đông và bảo quản cho nghiên cứu trong tương lai. Kỹ thuật này có thể sẽ là đột phát mở ra khả năng tìm hiểu về các quá trình bệnh phức tạp bằng cách nghiên cứu lượng lớn bệnh nhân.” Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh

Một bài báo mô tả về những kết quả được công bố hôm 4 tháng 6 trên Proceedings of the National Academy of SciencesWernig là người hướng dẫn, cựu học giả sau tiến sĩ Koji Tanabe và sinh viên tốt nghiệp Cheen Ang là các tác giả đứng tên đầu công bố. Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh

Kỹ thuật chuyển biệt hóa lần đầu được phát triển trong phóng nghiệm của Wermig năm 2010 khi ông và các cộng sự đã chỉ ra rằng họ có thể chuyển các tế bào da chuột thành các neuron của chuột mà không cần gây cảm ứng để tế bào trở về là vạn năng – một bước linh hoạt mang tính cải tiến trong đó các tế bào có thể biến thành gần như tất cả các loại mô. Họ tiếp tục để chỉ ra rằng kỹ thuật có thể cũng được áp dụng trên tế bào gan và da của người.

Nhưng mỗi phương pháp đều vất phải những thách thức, đặc biệt đối với các nhà khoa học tham vọng nghiên cứu các bất thường thần kinh phức tạp liên quan đến di truyền, như tự kỷ hay tâm thần. Để làm được điều đó, hàng trăm mẫu đặc trưng cho mỗi bệnh nhân cần được thu thập để hiểu những đóng góp của hàng chục hoặc thậm chí nhiều hơn thế các đột biến có liên quan đến bệnh. Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh

“Tạo ra các tế bào gốc cảm ứng từ số lượng lớn các bệnh nhân là rất đắt đỏ và tốn công sức. Hơn nữa, việc thu các tế bào da liên quan đến một quy trình xâm lấn và đau đớn,” Wernig nói. “Triển vọng tạo ra các tế bào iPS từ hàng trăm bệnh nhân là khó khăn và sẽ yêu cầu tự động hóa quá trình tái lập trình phức tạp đó.”

Mặc dù có thể chuyển trực tiếp tế bào da thành tế bào thần kinh, các tế bào da được làm sinh thiết đầu tiên phải được muôi cấy trong phòng thí nghiệm trong một thời gian cho đến khi chúng tăng số lượng – một quá trình có vẻ còn tạo ra thêm các đột biến vốn không có trong bệnh nhân khi ta mới thu mẫu.

Các nhà khoa học tự hỏi có một cách nào đơn giản hơn, hiệu quả hơn để tạo ra tế bào thần kinh của bệnh nhân.

Trong nghiên cứu mới, Wernig và các cộng sự tập trung vào các tế bào miễn dịch được chuyên hóa cao được gọi là tế bào T tuần hoàn trong máu. Tế bào T bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật bằng cách nhận diện và tiêu diệt các tế bào đã bị lây nhiễm hay các tế bào ung thư. Ngược lại, các tế bào thần kinh là các tế bào dài và mảnh có khả năng sinh ra các xung điện dọc theo chiều dài của nó và truyền xug điện từ tế bào này sang tế bào khác. Nhưng mặc dù cấu trúc, vị trí và nhiệm vụ sinh học giữa các loại tế bào rất khác biệt, các nhà khoa học đã tìm ra một cách dễ không ngờ để hoàn thành mục tiêu. Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh 

“Thật ngạc nhiên về mức độ giản đơn khi chuyển đổi tế bào T thành các tế bào thần kinh chức năng chỉ trong một vài ngày,” Wernig nói. “Tế bào T là những tế bào miễn dịch rất chuyên biệt với hình dạng tròn đơn giản, vì vậy sự biến đổi nhanh chóng có phần gây rối trí.” Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh

Tế bào thần kinh người được tạo ra không hoàn hảo. Chúng thiếu khả năng hình thành các synapse trưởng thành, hay các kết nối, với nhau. Nhưng chúng vẫn có thể mang những chức năng cơ bản của neuron, và Wernig và cộng sự đang hy vọng họ sẽ có thể tối ưu hơn kỹ thuật này trong tương lai.Trong thời gian hiện tại, họ đang bắt đầu thu thập các mẫu máu từ các trẻ bị tự kỷ. Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh

“Về lý thuyết, chúng tôi hiện có một cách để nghiên cứu trực tiếp chức năng của neuron từ hàng trăm người bị thần kinh hay tự kỷ,” Wernig cho biết. “Trong nhiều thập kỷ chúng tôi có rất ít manh mối về nguồn gốc của những bệnh này cũng như cách điều trị chúng. Giờ thì chúng tôi bắt đầu trả lời được nhiều câu hỏi.”

Theo med.stanford.edu Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh

Link bài báo gốc Chuyển tế bào máu người thành tế bào thần kinh 

Đọc thêm: Phôi nhân tạo từ tế bào gốc

Sự tồn tai của tế bào gốc STAP?

iceberg (dịch)

tapchisinhhoc.com

5/5 - (8 votes)

Leave a Reply