Ứng dụng công nghệ CRISPR để phát triển bộ kit chẩn đoán COVID-19

Các nhà khoa học tại Mammoth Biosciences, một startup về công nghệ sinh học tại Mỹ, kỳ vọng các phương pháp dựa trên công nghệ CRISPR và các kỹ thuật chỉnh sửa gen sẽ cho phép chẩn đoán người nhiễm corona virus nhanh hơn, chính xác hơn.

Các công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học đang chạy đua để tạo ra những cách nhanh hơn và chính xác hơn để kiểm tra corona virus, khi các quốc gia như Mỹ và Anh đang gặp thách thức trong việc cắt giảm thời gian xét nghiệm của những phương pháp chẩn đoán hiện có.

Chẩn đoán COVID-19 trong 30 phút

Startup công nghệ sinh học Mammoth Biosciences đã phát triển một xét nghiệm cho phép phát hiện COVID-19 trong vòng 30 phút, trong khi thử nghiệm Mỹ sử dụng hiện tại mất đến hai giờ. Thử nghiệm của startup này cũng không cần thiết bị cồng kềnh.

Startup công nghệ sinh học Mammoth Biosciences

Hầu hết các xét nghiệm này đều dựa trên một quá trình gọi là phản ứng chuỗi polymerase trong thời gian thực. Chúng phóng đại lượng DNA trong mẫu xét nghiệm và xác định virus bằng dấu huỳnh quang. Thử nghiệm của Mammoth sử dụng CRISPR để tìm và làm nổi bật vật liệu di truyền của virus. Đặc biệt, bộ kit xét nghiệm có thể được thu nhỏ bằng kích thước của thiết bị thử thai.

Startup này được đồng sáng lập bởi Jennifer Doudna, một trong những nhà khoa học đã phát hiện ra công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR vào năm 2012. Công ty chỉ có 32 nhân viên và chưa tung ra sản phẩm nào trên thị trường này cũng nhận được sự hỗ trợ của Tim Cook – giám đốc điều hành Apple và Verily – công ty con của Alphabet.

Giám đốc điều hành Trevor Martin của Mammoth tự tin nói rằng công nghệ sẽ hoàn thành nhiệm vụ này. “Đây đích xác là lý do mà công nghệ CRISPR được tạo ra: nhanh chóng “nghênh chiến” với các bệnh truyền nhiễm,” ông nói.

CRISPR vẫn là một quá trình chỉnh sửa DNA được sử dụng phổ biến nhất cho đến nay để điều trị các bệnh di truyền hiếm gặp. Nhưng nó cũng có thể được sử dụng trong chẩn đoán, với độ nhanh và chính xác hơn. Ngoài ra nó còn giảm thiểu nguy cơ chẩn đoán “bệnh giả” – bệnh nhân không có bệnh nhưng bị chẩn đoán là có.

Ưu điểm lâu dài của chẩn đoán dựa trên CRISPR là chúng dùng một lần, dễ sử dụng, rất chính xác và cực kì dễ tiếp cận” ông Martin nói.

Công ty cũng đã xuất bản một bài nghiên cứu trực tuyến để các nhà khoa học khác có thể thử nghiệm hoặc phát triển thêm các kỹ thuật này.

Zheng Fang - nhà phát minh ra công nghệ CRISPR

Zheng Fang – nhà phát minh ra công nghệ CRISPR

Tại Boston, Sherlock Bioscatics – được đồng sáng lập bởi một nhà tiên phong khác về CRISPR là Zhang Feng ở Viện Broad – cũng đã sử dụng công nghệ này để phát triển một thử nghiệm cho COVID-19. Công ty khởi nghiệp gồm 20 người đang hợp tác với công ty chẩn đoán phân tử Cepheid để phát triển một thử nghiệm có thể chạy trên một loại máy hiện đại, thuộc sở hữu của nhiều phòng thí nghiệm.

Rahul Dhanda – giám đốc điều hành Sherlock, đồng thời cũng từng trải qua việc chẩn đoán bệnh truyền nhiễm – cho biết: lợi thế lớn của chẩn đoán dựa trên CRISPR là chúng được lập trình nhanh chóng, do đó, khi virus biến đổi chúng vẫn hiệu quả. Sherlock đang xin cấp phép thương mại hóa phương pháp này. Công ty cũng đang làm việc để phát triển một bộ kit thử nghiệm tại nhà.

CRISPR sẽ thay đổi việc chăm sóc sức khỏe theo cách mà tôi nghĩ các phương pháp chẩn đoán thông thường không có khả năng làm” ông Dhanda nói.

Thất bại của thị trường

Các doanh nghiệp đang cố gắng phát triển bộ kit chẩn đoán nhanh phải đối mặt với một vấn đề nan giải tương tự các công ty dược phẩm: khoản đầu tư của họ có thể không được đền đáp sau khi đại dịch tàn lụi. Ngành chẩn đoán cũng không có nhiều tiền tài trợ như các nhóm dược phẩm.

Từ 2015-2019, các công ty khởi nghiệp tìm kiếm các phương pháp điều trị gây quỹ được nhiều hơn gấp 6 lần những startup làm về chẩn đoán. Trong năm 2018 và 2019, tỷ lệ này là tám lần, công ty nghiên cứu CB Insights cho biết.

cNgay cả những “ông lớn” hiện tại trong ngành chẩn đoán cũng không hẳn được hưởng lợi từ đại dịch – Puneet Souda, nhà phân tích tại SVB Leerink nói. “Công ty của Thermo Fisher trị giá khoảng 110 tỷ đô la và của Danaher trị giá khoảng 86 tỷ đô la, nhưng những vấn đề corona virus gây ra sẽ khiến cho hoạt động vận hành của họ bị thiệt hại”, ông Souda nói.

Ông hy vọng rằng về lâu dài, sự bùng phát dịch sẽ khiến các chính phủ và cơ quan quản lý nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của chẩn đoán.

Tara O’Toole – phó chủ tịch điều hành của In-Q-Tel, công ty đầu tư phi lợi nhuận của CIA; và nguyên thư ký của bộ trưởng khoa học và công nghệ Hoa Kỳ – cho biết đây là một “thất bại của thị trường” khi chẩn đoán lại có ít giá trị hơn trị liệu.

Trong ngắn hạn, Mỹ sẽ phải tập trung vào việc gia tăng khối lượng bộ kit thử nghiệm Co-vid 19. Nhưng về lâu dài, họ phải có một lộ trình bài bản cho ngành này, bà nói.

Về mặt công nghệ, chúng ta đang trong thời kì phục hưng của ngành chẩn đoán. Nhưng thực tế, chúng ta không có đầy đủ biện pháp chẩn đoán trong một đợt bùng phát dịch lớn” bà cho biết.

chẩn đoán CRISPR

Các doanh nghiệp tập trung vào chẩn đoán CRISPR đang hy vọng các thử nghiệm của họ sẽ được chấp thuận sử dụng trong năm nay, nhưng cuối cùng, có thể còn quá sớm để công nghệ phát huy sự hữu ích trong đợt dịch này. Ông Martin của Mammoth nói rằng thật điên rồ khi chúng ta vẫn chưa có bộ kit chẩn đoán phân tử nhanh này trong năm 2020, khi mà người ta có thể tạo ra chúng ở bất cứ đâu.

Điều này quan trọng ở hiện tại và tương lai. Đây không phải là lần duy nhất chúng ta đối mặt với dịch bệnh truyền nhiễm. Chúng ta cần chuẩn bị vào lần tới khi có chuyện như thế này xảy ra” ông nói.

Siêu âm giúp ích trong COVID-19

Yale Tung Chen – một bác sĩ cấp cứu ở Tây Ban Nha – đang cách ly ở nhà vì dương tính với corona virus, thường xuyên quét phổi của mình từ một đầu dò siêu âm kết nối với điện thoại thông minh. Vào ngày thứ tư, ông thấy bệnh viêm phổi xấu đi và uống thêm một loại thuốc thử nghiệm khác mà một số phòng khám ở Trung Quốc đã thử.

Vì corona virus có thể được chẩn đoán và theo dõi bằng siêu âm, cũng như các xét nghiệm phân tử nên các sản phẩm của nhà sản xuất thiết bị siêu âm Butterfly iQ đang “cháy hàng.” Họ dự định tăng sản xuất lên gấp 10 lần trong nửa cuối năm này và đang ra sức thúc đẩy đội ngũ điều hành làm việc cật lực.

Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Connecticut này hy vọng rằng chi phí dễ chịu cộng với việc dễ đem theo sẽ giúp sản phẩm của họ tiếp cận được các hệ thống chăm sóc sức khỏe ưu tiên bệnh nhân COVID-19 đang quá tải. Bộ dụng cụ của họ có giá 2.000 đô la, rẻ hơn nhiều so với máy truyền thống có giá từ 25.000 – 50.000 đô la.

John Martin, giám đốc y tế của Butterfly, cho biết thiết bị này có thể được sử dụng trong các phòng khám sàng lọc hoặc tại nhà của bệnh nhân. “Bạn có hàng trăm, và đôi khi hàng ngàn bệnh nhân tiếp xúc với virus xếp hàng tại bệnh viện. Bạn cần cách ly họ, nhưng bạn cũng cần kiểm tra họ. Tình hình của họ có nghiêm trọng lắm không? Họ có về nhà không? Họ có vào bệnh viện không?”

Các bác sĩ cũng đang sử dụng thiết bị này để chia sẻ thông tin và diễn biến của bệnh, họ tải kết quả siêu âm lên trang web để chỉ ra những chỗ cần chú ý. “Thiết bị này sẽ thay đổi cách các bác sĩ hành nghề,” ông Martin nói.

>> Xem thêm:

Xem thêm tổng quan về công nghệ CRISPR tại đây

Theo Enternews
www.tapchisinhhoc.com

Rate this post

Leave a Reply