Việt Nam phát triển Công nghiệp Công nghệ sinh học đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030.
Theo đó, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp Công nghệ sinh học, đổi mới cơ chế chính sách, tranh thủ hợp tác và hỗ trợ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư và sản xuất sản phẩm từ công nghệ sinh học (doanh nghiệp công nghiệp sinh học) trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng (các ngành, lĩnh vực) và trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ an sinh xã hội, bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Xem thêm chi tiết Kế hoạch tổng thể:
- Quy hoạch mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học đến năm 2025
- Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030
Đến năm 2025, đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp Công nghệ sinh học trong các ngành, lĩnh vực, ưu tiên nhóm sản phẩm trong nông nghiệp, y dược, công thương.
Phát triển tăng 20% số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học, góp phần đóng góp tối thiểu 5% GDP từ công nghiệp sinh học; đến năm 2030, tạo động lực đột phá, huy động nguồn lực phát triển tăng tối thiểu 50% các doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong các ngành, lĩnh vực đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế; góp phần đạt tối thiểu 7% GDP từ công nghiệp sinh học.
Trong đó, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong nông, lâm, thủy sản với các nhóm chủ yếu:
– Sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản;
– Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi…;
– Sản phẩm sinh học phục vụ bảo quản chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản;
– Vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi; thuốc thú y sinh học; kít sử dụng cho chẩn đoán, quản lý dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản và kiểm soát dư lượng các chất cấm;
– Thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xem thêm:
- Các lĩnh vực ứng dụng Công nghệ sinh học trong thực tiễn
- Hệ thống phòng thí nghiệm VILAS về Hóa, Sinh, Dược phẩm
- Danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN về vi sinh vật
Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực y dược với các nhóm chủ yếu:
– Các loại vắc-xin phòng bệnh cho người trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và các vắc-xin khác phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
– Sản phẩm giống dược liệu, hoạt chất từ dược liệu, sản xuất và bảo quản dược liệu; thuốc sinh học, thuốc kháng sinh, sản phẩm sinh học, sản phẩm kháng thể phục vụ điều trị bệnh ở người;
– KIT phục vụ sàng lọc, chẩn đoán, giám định bệnh ở người;
– Các loại thực phẩm chức năng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
– Thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực y dược.
Xem thêm:
- Cách mạng tế bào gốc – sự thận trọng sau cơn sốt
- Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phối hợp Sởi-Rubella
Ngoài ra, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với các nhóm chủ yếu:
– Các chế phẩm xử lý chất thải trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản phẩm xử lý chất thải y tế; sản phẩm xử lý chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt;
– Thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Xem thêm:
- Phân bón vi sinh vật hỗ trợ nông nghiệp bền vững
- Chế phẩm sinh học Trichoderma dùng làm thuốc trừ sâu sinh học
- Nấm đối kháng Trichoderma trong kiểm soát sinh vật gây bệnh
- Cơ hội việc làm cho sinh viên Khoa học và Công nghệ
- Ngành Công nghệ sinh học có dễ xin việc?
Theo VGP News
No Responses