Nội dung
Lưu ý mẹ bầu dùng kem chống rạn da khi mang thai
Khi mang thai, hiện tượng rạn da là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu.
Tình trạng này không chỉ khiến chị em khó chịu do bị ngứa mà còn làm mất đi sự tự tin về bụng bầu của mình. Một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng nhằm giúp giảm các vết rạn là bôi kem chống rạn da.
Tuy nhiên, việc dùng kem chống rạn da khi mang thai liệu có tốt?
Rạn da xuất hiện khi cơ thể thay đổi kích thước đột ngột, tăng cân quá nhanh của mẹ bầu khiến do làn da không kịp phát triển theo. Lúc này, những sợi collagen và elastine mang chức năng đàn hồi trên da sẽ bị đứt gãy và chưa kịp phục hồi. Đặc biệt ở những vùng da mỏng và nhạy cảm như bụng, đùi, mông, ngực… rạn da sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Nguyên nhân khiến da bị rạn khi mang thai
Theo một số thông kê thì có khoảng 70% chị em phụ nữ sẽ bị rạn da khi mang thai. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, không phải dấu hiệu của bệnh lý nên không cần lo lắng.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các sợi collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ.
Khi mang thai, trọng lượng người phụ nữ tăng nhanh. Bên cạnh đó, kích thước vòng bụng to ra gấp nhiều lần khiến da mẹ bầu đạt tới giới hạn. Từ đó, gây ra việc đứt gãy mô liên kết dưới lớp trung bì của da và gây nên các vết rạn.
Tùy thuộc vào màu da mà vết rạn lúc đầu có màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Theo thời gian, sắc tố nâu đỏ dần biến mất và các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục.
Thời điểm xuất hiện rạn da khi mang thai
Trên thực tế, không thể nói chính xác được thời điểm xuất hiện rạn da của bà bầu bởi thời gian xuất hiện rạn da của mỗi người hoàn toàn không giống nhau.
Có những mẹ bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kì đã có dấu hiệu rạn da. Nhưng cũng có những chị em tới những tháng cuối thai kì mới bắt đầu bị. Hoặc thậm chí có người không hề bị rạn da trong suốt thai kỳ hoặc sau sinh mới xuất hiện.
Ảnh hưởng của rạn da khi mang thai
Mặc dù rạn da bụng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nhưng lại có thể gây cho bà bầu mặc cảm tự ti vì theo thời gian các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục, không bị mất đi nên nhiều người tìm đến các loại kem dưỡng hay kem chống rạn da để sử dụng.
Khắc phục rạn da bằng kem chống rạn da
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định bôi kem chống rạn da sẽ phục hồi được làn da mà có khi còn gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
Cụ thể, khi bôi kem chống rạn da, phụ nữ mang thai cần phải thực hiện xoa và massage vùng bụng.
Nếu việc làm này kéo dài trong suốt thời gian mang thai dễ làm xuất hiện các cơn co tử cung, khi cơn co ngày càng nhiều, phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài càng cao, dẫn đến nguy cơ sẩy thai, động thai, sinh non.
Nhất là ở những tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu xoa bụng quá thường xuyên thì các nguy cơ này càng lớn.
Do đó, nếu muốn dùng kem chống rạn da nên hỏi ý kiến của bác sĩ và cân nhắc cẩn thận từ việc lựa chọn thành phần kem bôi đến việc thoa kem hàng ngày một cách nhẹ nhàng, tránh việc massage quá nhiều.
Kem trị ran da cũng như các loại thảo dược trị rạn như dầu dừa, dầu oliu,… không thể điều trị tận gốc một khi các vết rạn đã xuất hiện mà chỉ có thể hạn chế, ngăn ngừa các vết rạn da bằng các phương pháp kết hợp với một chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý.
Khi mẹ sử dụng bất cứ thứ gì trị rạn da và bôi lên bụng thì cần hết sức lưu ý.
Những lưu ý khi bôi kem chống rạn da khi mang thai
Mẹ nên dùng các loại kem chống rạn da có chiết xuất từ thảo dược, thành phần từ thiên nhiên và nên dùng này từ đầu thai kỳ để việc phòng chống các vết rạn có hiệu quả.
Mẹ cần bôi kem từ 1-2 lần trong ngày, nhẹ nhàng thoa kem lên da, hạn chế việc massage bụng bầu quá nhiều khi bôi kem. Trong lần sử dụng đầu tiên, mẹ chỉ nên xoa một lượng kem vừa phải lên vùng da nhỏ để xem có bị kích ứng da hay không. Nếu xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ thì mẹ nên dừng ngay lập tức.
Thay vì sử dụng các loại kem, mẹ bầu cũng có thể trị rạn da bằng dầu dừa, dầu oliu vừa an toàn, tiết kiệm mà cũng rất hiệu quả trong việc làm mờ các vết rạn.
Theo VietQ
www.tapchisinhhoc.com