Nội dung
Cách chiến đấu với vi khuẩn siêu kháng thuốc
Tìm ra cách sử dụng thiên nhiên để chiến đấu với vi khuẩn siêu kháng thuốc
Các chủng vi sinh vật kháng đa thuốc đang làm cho các kháng sinh của chúng ta trở nên vô dụng trước sự xâm nhiễm, nhưng một giải pháp không ngờ tới đã được phát hiện trong siro cây phong (hay cây thích, thuộc chi Acer).
Các thành phần tự nhiên trong dịch chiết siro cây phong có thể giảm 90% lượng kháng sinh cần để điều trị nhiễm khuẩn, hứa hẹn một cách chiến đấu với vi khuẩn siêu kháng thuốc.
Thực trạng kháng đa thuốc kháng sinh
Xử trí với tình trạng ốm đau chưa bao giờ là dễ như thế trong lịch sử của loài chúng ta. Bất kể khi nào chúng ta thấy một chút gì không khỏe, chúng ta thấy có gì đó không được ổn trong người và vì thế uống bất cứ thứ gì được kê toa để làm giảm các trị chứng.
Kháng sinh cứu sống nhiều sinh mạng mỗi ngày, nhưng có một nhược điểm ảnh hưởng tới tính phổ cập của nó. Liều cao có thể giết chế các tế bào lành cùng với các vi khuẩn lây nhiễm, trong khi còn thúc đẩy sự xuất hiện của các “siêu vi khuẩn” không đáp ứng lại các kháng sinh đã biết.
Chọn lọc tự nhiên là một trò chơi nguy hiểm. Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều lo ngại các “siêu vi khuẩn” kháng thuốc, có thể sẽ là cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu tiếp theo.
Với tỉ lệ kháng lại chất kháng sinh (AMR) ở vi khuẩn hiện nay, các chuyên gia dự đoán rằng việc chiến đấu với bệnh lao, HIV, và sốt rét sẽ chỉ trở nên phức tạp thêm.
Trong khi kháng kháng sinh là mối lo khiến cho các loại thuốc cứu mạng người trở nên vô dụng, ba nhà nghiên cứu người Canada mới đây đã phát hiện một câu trả lời cho siêu vi khuẩn – và đó là siro cây phong.
Nathalie Tufenkji và nhóm nghiên cứu của cô đã công bố phát hiện của mình ở Hội nghị Quốc gia và triển lãm Hóa học Hoa Kỳ lần thứ 253, chỉ ra làm thế nào mà gia vị ưa thích trong bữa sáng của chúng ta lại có thể giúp làm tăng cường tác động của kháng sinh.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một cách tự nhiên để giảm lượng kháng sinh sử dụng mà không tàn phá sức khỏe.
Kháng sinh trong siro
Ý tưởng cho dự án đó thực sự được hình thành khi Tufenkji, người mà vốn trước đó đang nghiên cứu về tác động chống vi sinh vật của dịch chiết quả nam việt quất (cranberry), đã biết về đặc tính kháng ung thư của một dịch chiết cây phong có thành phần phenol. “Nó đã cho tôi ý tưởng cần kiểm tra hoạt tính kháng vi sinh vật,” Tufenkji nói.
Sử dụng cùng phương pháp tách chiết của các nhà nghiên cứu trước đó, Tufenkji và đồng nghiệp tại Đại học McGill đã tách đường và nước khỏi thành phần nhóm phenol khỏi dịch chiết, là chất đóng góp vào màu vàng đặc trưng của siro cây phong
Trong thử nghiệm ban đầu, nhóm đã cho một số chủng vi khuẩn gây bệnh tiếp xúc với dịch chiết, nhưng họ không thấy hiểu quả rõ ràng cho lắm. Thay vì từ bỏ hoàn toàn nghiên cứu dịch siro này, Tufenkji đã quyết định kiểm chứng rằng liệu dịch chiết có thể làm tăng khả năng kháng khuẩn của kháng sinh được dùng phổ biến như ciprofloxacin và carbenicillin.
Khi nhóm của cô trộn dịch chiết có hợp chất phenol ấy với một trong hai thuốc trên, họ thực sự đã thấy hiệu quả rõ ràng, cho phép họ đạt được tác động kháng khuẩn tương tự mà giảm 90% kháng sinh sử dụng.
Phương pháp kết hợp đã có tác động trên nhiều dòng vi khuẩn khét tiếng, bao gồm: E.coli, những kẻ gây rối loạn đường tiêu hóa; Proteus mirabilis, vi khuẩn chị trách nhiệm cho nhiễm trùng đường tiểu; Pseudomonas aeruginosa, nguyên nhân phổ biến của nhiễm trùng bệnh viện.
Dựa trên nghiên cứu đó, nhóm của Tufenkji tiếp tục thử nghiệm dịch chiết trên ruồi giấm và ấu trùng bướm đêm. Các nhà nghiên cứu đã trộn thức ăn của ruồi với vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh, và có dịch chiết phenol hoặc không.
Ruồi với chế độ ăn có dịch chiết cây phong sóng thêm nhiều ngày so với các con ruồi không ăn hỗn hợp đó. Các nhà khoa học đã quan sát thấy kết quả tương tự trên ấu trùng bướm đêm.
Để tìm hiểu làm thế nào dịch chiết khiến kháng sinh hoạt động tốt hơn, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xem dịch chiết có làm thay đổi tính thấm của vi khuẩn hay không. Quả thực, dịch siro làm tăng tính thấm của vi khuẩn, gợi ý rằng nó giúp kháng sinh có cơ hội tiếp cận bề mặt vi khuẩn và đi vào.
Một thí nghiệm khác đã gợi ý về cơ chế hoạt động thứ hai, là khóa các bơm của vi khuẩn vốn được chúng sử dụng để tống khứ kháng sinh ra khỏi tế bào của chúng. Thậm chí, hoạt chất từ cây phong còn ngăn cản vi khuẩn chuyển hóa thuốc và ngăn chặn các gen liên quan đến gen kháng thuốc cũng như tính vận động của vi khuẩn. Kết hợp nó với chỉ 10% liều kháng sinh ước tính, và bạn có một giải pháp tự nhiên để chống lại kháng kháng sinh.
[Video của tác giả giới thiệu về nghiên cứu của mình: https://youtu.be/4OJbyq9q0g4 ]
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm dịch chiết siro của cây phong đối với chuột. Có thể cần nhiều năm nữa thì phương pháp này mới được thử nghiệm trên người như là một quy trình y tế đúng quy định, và một công ty dược có lẽ nên tinh sạch dịch chiết hơn nữa để tránh nguy cơ của bất cứ phản ứng dị ứng khác, Tufenkji nói. “Có các sản phẩm khác có thể tăng cường sức mạnh của kháng sinh, nhưng đây dường như là cách duy nhất đến từ thiên nhiên”.
Trong khi nhóm nghiên cứu không tin rằng kết quả đã hoàn thiện, nhưng các kết quả là rất hứa hẹn và có thể được xác nhận bằng các nghiên cứu tiếp theo. Nếu như dịch chiết siro của cây phong là có hiệu quả như nghiên cứu này, việc sử dụng nó có thể đi một quãng đường dài sau này trong việc kiểm soát sự bùng nổ của các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh.
Nguồn
http://www.sci-news.com/medicine/maple-syrup-extract-common-antibiotics-04753.html
Bài viết liên quan:
- Việt nam thuộc nhóm nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất
- Cảnh báo nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn siêu kháng thuốc
- Chống lại vi khuẩn kháng thuốc bằng CRISPR
- Công nghệ sinh học ra làm gì?
- Thuốc chống lão hóa trải qua thử nghiệm đầu tiên trên người
Iceberg (tổng hợp)
No Responses