Đạo đức khoa học

đạo đức khoa học, đọc đức y học, đạo đức nghiên cứu, đạo đức khoa học là gì, công bố khoa học, nhà khoa học, ngụy tạo số liệu

Nhiều ngành nghề có một hệ thống chính thức về thực hành đạo đức để giúp chỉ dẫn cho những người hoạt động trong lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, các bác sĩ thường thực hiện Lời thề Hippocrates, bên cạnh những quy chuẩn khác, vídụ như các bác sĩ “không được gây thương tổn” cho bệnh nhân của họ. Các kỹ sư tuân theo một hướng dẫn đạo đức nói rằng họ phải “bảo vệ sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi của công chúng một cách tối đa”. Trong các ngành nghề này, cũng như trong khoa học, các nguyên tắc trở nên ăn sâu đến mức những người hành nghề hiếm khi phải suy nghĩ về việc tuân thủ đạo đức – đó là một phần trong cách họ làm việc. Và một sự vi phạm đạo đức được coi là rất nghiêm trọng, ít nhất là bị trừng phạt trong phạm vi chuyên môn (bằng cách thu hồi giấy phép chẳng hạn) và đôi khi là chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

Chuẩn mực đạo đức khoa học

Các nhà khoa học từ lâu đã duy trì một hệ thống đạo đức và hướng dẫn không chính thức để tiến hành nghiên cứu, nhưng tài liệu hướng dẫn đạo đức đã không phát triển cho đến giữa thế kỷ XX, sau một loạt các vi phạm đạo đức công khai và tội ác chiến tranh. Đạo đức khoa học hiện nay đề cập đến một tiêu chuẩn ứng xử cho các nhà khoa học thường được phân định thành hai khía cạnh lớn (Bolton, 2002). Thứ nhất là các tiêu chuẩn về phương pháp và quy trình liên quan đến việc thiết kế, tiến hành thí nghiệm, phân tích dữ liệu, giải thích và công bố các thành quả nghiên cứu. Thứ hai, tiêu chuẩn cho các chủ đề và phát hiện liên quan đến việc sử dụng con người và các đối tượng động vật trong nghiên cứu và ý nghĩa đạo đức của các kết quả nghiên cứu nhất định. Gộp chung lại, các tiêu chuẩn đạo đức này giúp chỉ dẫn nghiên cứu khoa học và đảm bảo rằng các nỗ lực nghiên cứu (và các nhà nghiên cứu) tuân thủ một số nguyên tắc cốt lõi (Resnik, 1993), bao gồm:

1. Trung thực trong báo cáo dữ liệu khoa học;

2. Cẩn trọng trong phân tích kết quả khoa học để tránh sai sót;

3. Phân tích và giải thích các kết quả một cách độc lập dựa trên dữ liệu và không dựa trên ảnh hưởng của các nguồn bên ngoài;

4. Chia sẻ công khai phương pháp, số liệu và diễn giải thông qua việc công bố và trình bày;

5. Xác nhận đầy đủ kết quả thông qua việc lặp lại và hợp tác với các đồng nghiệp;

6. Trích dẫn chuẩn xác nguồn thông tin, dữ liệu và ý tưởng;

7. Có trọng trách đạo đức đối với xã hội nói chung, và, trong một số khuôn khổ, trách nhiệm trong việc cân nhắc các quyền của con người và động vật.

Đạo đức trong phương pháp và tiến hành thí nghiệm

Các nhà khoa học dù sao cũng là con người và đã là con người thì không phải luôn tuân thủ quy ước. Một số ví dụ về hành vi sai trái trong khoa học sẽ giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng của tính trung thực. Năm 2001, nhà vật lý người Đức Jan Hendrik Schon đã nhanh chóng trở nên nổi bật với những thứ có vẻ là một loạt các khám phá đột phá trong lĩnh vực điện tử và công nghệ nano. Schon và hai đồng tác giả đã công bố một bài báo trên tạp chí Nature, tuyên bố đã tạo ra một transitor phân tử mới (Hình) thay thế cho các transitor được sử dụng phổ biến trong các thiết bị thường dùng (Schön et al., 2001). Sáng chế này mang tính cách mạng – một transitor phân tử có thể cho phép phát triển các vi mạch máy tính nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ loại vi mạch nào có sẵn tại thời điểm đó. Kết quả là Schon đã nhận được một số giải thưởng nghiên cứu danh giá và công trình được coi là một trong những “bước đột phá của năm” vào năm 2001 bởi tạp chí Science.

đạo đức khoa học, đọc đức y học, đạo đức nghiên cứu, đạo đức khoa học là gì, công bố khoa học, nhà khoa học, ngụy tạo số liệu
Một transitor thông thường, cho cái mà JanHendrick Schön đã tuyên bố về một transitor phân tử thay thế.

Tuy nhiên, vấn đề bắt đầu xuất hiện rất nhanh. Các nhà khoa học cố gắng làm lại nghiên cứu của Schon nhưng đều không được. Lydia Sohn, khi đó là nhà nghiên cứu công nghệ nano tại Đại học Princeton, nhận thấy rằng hai thí nghiệm khác nhau được thực hiện bởi Schon ở nhiệt độ rất khác nhau và được công bố trong các bài báo riêng biệt dường như có các kiểu nền nhiễu giống hệt trong các biểu đồ được sử dụng để trình bày dữ liệu (Service, 2002) . Khi đối mặt với vấn đề đó, Schon ban đầu tuyên bố rằng ông đã gửi nhầm cùng một biểu đồ trong hai bản thảo (menuscripts) khác nhau. Tuy nhiên, ngay sau đó, Paul McEuen từ Đại học Cornell đã tìm thấy biểu đồ tương tự trong bài báo thứ ba. Do những nghi ngờ này, Phòng thí nghiệm Bell, cơ quan nghiên cứu nơi Schon làm việc, đã mở một cuộc điều tra nghiên cứu của ông vào tháng 5 năm 2002. Khi ủy ban điều tra cố gắng tìm kiếm các ghi chú và dữ liệu nghiên cứu của Schon, họ thấy rằng ông không giữ sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm, đã xóa tất cả các dữ liệu thô khỏi máy tính (với lý do rằng cần thêm không gian lưu trữ cho các nghiên cứu mới) đồng thời tất cả các mẫu thử nghiệm của Schon đã bị loại bỏ hoặc hư hại không thể nhận biết được nữa. Ủy ban cuối cùng kết luận rằng Schon đã thay đổi hoặc ngụy tạo hoàn toàn dữ liệu trong ít nhất 16 trường hợp từ năm 1998 đến 2001. Schon đã bị sa thải khỏi Phòng thí nghiệm Bell vào ngày 25 tháng 9 năm 2002, ngay cùng ngày họ hận được báo cáo từ ủy ban điều tra. Vào ngày 31 tháng 10 năm 2002, tạp chí Science đã rút lại tám bài báo của Schon; vào ngày 20 tháng 12 năm 2002, tạp chí Physical Review đã rút lại sáu bài báo của Schon và vào ngày 5 tháng 3 năm 2003, Nature cũng rút lại bảy bài báo của Schon mà họ đã cho công bố.

Những động thái này – rút lại công bố và đào thải – là cách mà cộng đồng khoa học xử lý các hành vi sai trái khoa học nghiêm trọng. Ngoài ra, ông này đã bị cấm nghiên cứu khoa học tám năm. Năm 2004, Đại học Konstanz ở Đức, nơi Schon nhận học vị tiến sĩ, đã đưa vấn đề đi xa hơn một bước và yêu cầu ông trả lại các công bố trong nỗ lực thu hồi bằng tiến sĩ của Schon. Năm 2014, sau nhiều lần kháng cáo, tòa án cao nhất của Đức đã ủng hộ quyền của trường đại học khi thu hồi bằng cấp của Schon. Vào thời điểm kháng cáo cuối cùng, Schon đang làm việc trong ngành công nghiệp, không phải là một nhà khoa học nghiên cứu, và cũng không có khả năng ông ta tìm lại một công việc gì trong lĩnh vực nghiên cứu. Rõ ràng, hậu quả của hành vi dối trá trong khoa học có thể rất thảm khốc: bị đào thải hoàn toàn khỏi cộng đồng khoa học.


Rõ ràng, hậu quả của hành vi dối trá trong khoa học có thể rất thảm khốc: bị đào thải hoàn toàn khỏi cộng đồng khoa học

Vụ việc Schon thường được nhắc đến như là một ví dụ về hành vi sai trái trong khoa học vì ông đã vi phạm nhiều nguyên tắc đạo đức cốt lõi. Schon thừa nhận đã làm sai lệch dữ liệu để làm bằng chứng cho các hiện tượng mà ông quan sát thấy trở nên “thuyết phục hơn”. Ông cũng mắc nhiều lỗi trong việc sao chép và phân tích dữ liệu của mình, do đó vi phạm các nguyên tắc trung thực và cẩn thận. Các bài báo của Schon đã không trình bày phương pháp để các nhà khoa học khác có thể lặp lại, và ông đã thực hiện các hành vi có chủ ý nhằm che giấu các ghi chú và các dữ liệu thô của mình và để ngăn chặn việc người khác phân tích lại phương pháp và kết quả của ông. Cuối cùng, trong khi ủy ban điều tra nghiên cứu của Schon đã loại bỏ các cộng sự của ông ta khỏi danh sách sai phạm, một số câu hỏi được đặt ra về việc họ có thể hiện sự quan tâm đúng mực khi cùng nghiên cứu và đồng công bố với Schon hay không. Mặc dù động cơ của Schon chưa bao giờ được xác định đầy đủ (ông tiếp tục tuyên bố rằng các trường hợp sai trái có thể được giải thích là “sai lầm đơn thuần”), nhưng đã có đề xuất rằng kỳ vọng về công danh đã làm lệch lạc tư tưởng của ông đến nỗi ông tập trung vào việc vun đắp cho một kết luận nào đó thay vì  phân tích một cách khách quan kết quả ông ta thu được.

Quy chuẩn đạo đức khi nghiên cứu trên các chủ thể con người và động vật khác

Mặc dù vi phạm đạo đức khoa học nghiêm trọng, không có cáo buộc hình sự nào được đệ trình chống lại Schon. Trong các trường hợp khác, các hành động vi phạm đạo đức khoa học cũng vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý cơ bản. Một trường hợp cụ thể đó là sự tàn bạo của các nhà khoa học Đức Quốc xã trong Thế chiến II, rất nghiêm trọng và mang tính phân biệt đối xử, dẫn đến việc áp dụng điều chỉnh một bộ luật quốc tế về đạo đức nghiên cứu.


Sự đồng ý tự nguyện của chủ thể con người là hoàn toàn cần thiết

Trong Thế chiến II, các nhà khoa học Đức Quốc xã đã đưa ra một loạt nghiên cứu: một số được thiết kế để kiểm tra giới hạn của con người khi tiếp xúc với một số yếu tố. Nổi tiếng trong số những nỗ lực này là các thí nghiệm về tác động của việc hạ thân nhiệt ở người. Trong các thí nghiệm này, các tù nhân ở trại tập trung đã bị buộc phải ngồi trong nước đá hoặc bị trần truồng ngoài trời trong nhiệt độ đóng băng suốt nhiều giờ. Nhiều nạn nhân đã bị đóng băng đến chết một cách từ từ trong khi những người khác cuối cùng được làm ấm lại bằng chăn hoặc nước ấm hay các phương pháp gây cho họ những tổn thương vĩnh viễn.

đạo đức khoa học, đọc đức y học, đạo đức nghiên cứu, đạo đức khoa học là gì, công bố khoa học, nhà khoa học, ngụy tạo số liệu
Các thẩm phán tại phiên xét xử “Các thử nghiệm Nuremberg”

Vào cuối Thế chiến, 23 người đã bị xét xử vì các tội ác chiến tranh ở Nieders, Đức, liên quan đến các nghiên cứu này và 15 người bị kết tội. Các thủ tục tố tụng tại tòa án đã dẫn đến một bộ hướng dẫn, được gọi là Bộ luật Nuremberg, hạn chế nghiên cứu trên đối tượng con người. Theo một số điều khoản khác, Bộ luật Nuremberg yêu cầu các cá nhân phải được thông báo và đồng ý với nghiên cứu đang được tiến hành; tiêu chuẩn đầu tiên ghi, “Sự đồng ý tự nguyện của chủ thể con người là hoàn toàn cần thiết.” Bộ quy tắc cũng nói rằng các rủi ro nghiên cứu nên được cân nhắc dựa trên các lợi ích tiềm năng và nó yêu cầu các nhà khoa học tránh cố ý gây ra đau đớn về thể chất hoặc tinh thần. Điều quan trọng là, bộ luật cũng đặt trách nhiệm tuân thủ lên “mỗi cá nhân khởi xướng, chỉ đạo hoặc tham gia vào thử nghiệm.” Đây là một thành phần quan trọng của Bộ luật liên quan đến từng nhà khoa học tham gia vào một thí nghiệm. Bộ luật Nuremberg được ban hành năm 1949 và vẫn là một tài liệu cơ bản hướng dẫn quy chuẩn đạo đức trong nghiên cứu trên các chủ thể con người, đã được kiện toàn bởi các hướng dẫn và tiêu chuẩn bổ sung ở hầu hết các quốc gia.

Một số nội dung cốt lõi của Bộ luật Nuremberg 1947:


1. Sự đồng ý tự nguyện là điều cần thiết
2. Kết quả phải vì một xã hội tốt hơn
3. Nên dựa trên thí nghiệm với động vật trước khi thử nghiệm trên người
4. Nên được tiến hành bằng cách nào đó tránh đau đớn và tổn thương về thể chất / tinh thần
5. Không nên thực hiện thí nghiệm nếu nó nó mang nguy cơ gây tử vong / tàn tật
6. Rủi ro không bao giờ vượt quá lợi ích
7. Chỉ được thực hiện bởi các nhà khoa học có trình độ
8. Chủ đề phải luôn luôn tự do để dừng lại bất cứ lúc nào
9. Nhà khoa học phụ trách phải chuẩn bị chấm dứt thí nghiệm khi thương tích, thương tật hoặc tử vong có khả năng xảy ra

Bạn có thể tìm thấy bộ luật Nuremberg 1947 ở đây.

Nhầm lẫn so với sai phạm

Các nhà khoa học dễ sai lầm và phạm sai lầm – trường hợp này không đủ để bị coi là hành vi sai trái (sai phạm). Tuy nhiên, đôi khi, ranh giới giữa sai lầm và sai phạm thật không rõ ràng. Ví dụ, vào cuối những năm 1980, một số nhóm nghiên cứu đang nghiên cứu giả thuyết rằng các nguyên tử deuterium có thể bị buộc phải hợp nhất với nhau ở nhiệt độ phòng, giải phóng một lượng năng lượng cực lớn trong quá trình này. Phản ứng tổng hợp hạt nhân không phải là một chủ đề mới vào năm 1980, nhưng các nhà nghiên cứu vào thời điểm đó chỉ có thể bắt đầu các phản ứng nhiệt hạch ở nhiệt độ rất cao, do đó nhiệt hạch thấp hứa hẹn là nguồn năng lượng lớn.

Hai nhà khoa học tại Đại học Utah, Stanley Pons và Martin Fleischmann, nằm trong số những người nghiên cứu đề tài này, và họ đã xây dựng một hệ thống sử dụng điện cực palladi và nước chứa deuterium để nghiên cứu khả năng phản ứng nhiệt hạch thấp. Khi họ làm việc với hệ thống của họ, họ ghi nhận lượng nhiệt quá mức được tạo ra. Mặc dù không phải tất cả dữ liệu họ thu thập được đều có tính kết luận, họ đề xuất rằng sức nóng là bằng chứng cho phản ứng tổng hợp đã xảy ra trong hệ thống của họ. Thay vì lặp lại và công bố công trình của họ để những người khác có thể xác nhận kết quả, Pons và Fleischmann lo lắng rằng một nhà khoa học khác có thể sớm công bố kết quả tương tự và họ hy vọng sẽ được cấp bằng sáng chế cho phát minh này, vì vậy họ đã vội vàng công bố đột phá. Vào ngày 23 tháng 3 năm 1989, Pons và Fleischmann, với sự hỗ trợ của trường đại học Utah, đã tổ chức một cuộc họp báo để công bố khám phá của họ về “một nguồn năng lượng vô tận”.

Thông báo về lò phản ứng “nhiệt hạch lạnh” của Pons và Fleischmann gây ra sự phấn khích ngay lập tức trên báo chí và được các hãng tin tức lớn trong nước và quốc tế đưa tin. Từ phía các nhà khoa học, tuyên bố của họ đã đồng thời nhận được sự ca ngợi và phản bác. Vào ngày 12tháng 4, Pons đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ khoảng 7.000 nhà hóa học tại cuộc họp của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ. Nhưng nhiều nhà khoa học đã chỉ trích hai nhà nghiên cứu vì đã công bố rầm rộ phát hiện trên báo chí thay vì thông qua các tài liệu bình duyệt chuyên môn. Pons và Fleischmann cuối cùng đã công bố phát hiện của họ trong một bài báo khoa học (Fleischmann et al., 1990), nhưng các vấn đề đã bắt đầu xuất hiện. Hai nhà nghiên cứu đã gặp khó khăn để đưa ra bằng chứng cho việc sản xuất neutron bởi hệ thống của họ, một đặc điểm chứng minh sự xuất hiện của các phản ứng nhiệt hạch. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1989, tại một cuộc họp đầy kịch tính của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ chưa đầy năm tuần sau cuộc họp báo ở Utah, Steven Koonin, Nathan Lewis và Charles Barnes từ Caltech tuyên bố rằng họ đã thử lặp lại các điều kiện thí nghiệm của Pons và Fleischmann, đã tìm thấy rất nhiều lỗi trong kết luận của hai nhà khoa học nọ, và tuyên bố thêm rằng họ không tìm thấy bằng chứng cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong hệ thống. Ngay sau đó, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo cho biết “kết quả thí nghiệm … được báo cáo cho đến nay không đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng các nguồn năng lượng hữu ích sẽ được tạo ra từ hiện tượng được gọi là nhiệt hạch lạnh”.

đạo đức khoa học, đọc đức y học, đạo đức nghiên cứu, đạo đức khoa học là gì, công bố khoa học, nhà khoa học, ngụy tạo số liệu

Một tế bào phản ứng nhiệt hạch lạnh tại trung tâm nghiên cứu hảiquân. Công bố vội vã của đã Pons và Fleischmann gián tiếp làm phương hại đến các nỗ lực nghiên cứu tâm huyết, chính thống của các đồng nghiệp cùng lĩnh vực.

Trong khi các kết luận của Pons và Fleischmann khá là tai tiếng, hai nhà khoa học không bị buộc tội gian lận – họ không bịa đặt kết quả hoặc cố gắng đánh lừa các nhà khoa học khác, mà là đưa ra kết luận thông qua các phương tiện không chính quy trước khi được bình duyệt chuyên môn. Cuối cùng họ rời Đại học Utah để làm khoa học trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, những sai lầm của họ không chỉ ảnh hưởng đến họ mà còn làm mất uy tín của cả cộng đồng các nhà nghiên cứu thuần túy quan tâm đến hợp hạch lạnh. Cụm từ “hợp hạch lạnh”trở thành đồng nghĩa với khoa học xuẩn ngốc và tài trợ của liên bang trong lĩnh vực này gần như biến mất hoàn toàn chỉ sau một đêm. Phải mất gần 15 năm nghiên cứu hợp pháp và đổi tên đề tài của họ từ phản ứng nhiệt hợp lạnh thành “phản ứng hạt nhân năng lượng thấp” thì Bộ Năng lượng Hoa Kỳ một lần nữa mới xem xét tài trợ cho các thí nghiệm được thiết kế tốt trong lĩnh vực này .

Vai trò của các chuẩn mực đạo đức trong khoa học

Đạo đức khoa học đòi hỏi sự trung thực và liêm chính trong tất cả các giai đoạn tiến hành khoa học. Hệ thống đạo đức này hướng dẫn tiến hành nghiên cứu khoa học, từ thu thập dữ liệu đến công bố và hơn thế nữa. Như trong các ngành nghề khác, đạo đức khoa học được tích hợp sâu vào cách làm việc của các nhà khoa học và họ nhận thức được rằng độ tin cậy của công việc và kiến thức khoa học nói chung phụ thuộc vào việc tuân thủ đạo đức đó. Nhiều nguyên tắc đạo đức trong khoa học liên quan đến việc sản sinh ra những kiến thức khoa học đúng đắn, điều này rất quan trọng khi những người khác cố gắng xây dựng hoặc mở rộng kết quả nghiên cứu trước đó. Việc công bố dữ liệu mở, bình duyệt, lặp lại và cộng tác theo yêu cầu của đạo đức khoa học đều giúp khoa học tiến lên bằng cách đánh giá kết quả nghiên cứu và xác nhận hoặc đặt câu hỏi về kết quả.

Một số hành vi vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức, chẳng hạn như ngụy tạo kết quả, được xử lý bởi cộng đồng khoa học thông qua các hình thức tương tự như vi phạm đạo đức trong các ngành khác – ví dụ như sa thải. Nhưng những thách thức kiểu mơ hồ hơn đối với tiêu chuẩn đạo đức đang xảy ra thường xuyên hơn, chẳng hạn như đưa ra một đánh giá tiêu cực dành cho các đồng nghiệp cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Những sự cố này giống như đỗ xe trong khu vực cấm đỗ xe – họ chống lại quy tắc và có thể không “chơi đẹp”, nhưng họ thường không bị phạt. Đôi khi các nhà khoa học chỉ đơn giản là vô tình phạm phải sai lầm, sai lầm được cho là vi phạm đạo đức khoa học, chẳng hạn như trích dẫn không đúng nguồn hoặc đưa ra một tài liệu tham khảo sai. Và giống như bất kỳ nhóm nào khác cùng mục tiêu và lý tưởng, cộng đồng khoa học cùng nhau giải quyết tất cả các sự cố này một cách tốt nhất có thể – trong một số trường hợp còn thành công hơn các nhóm khác.

Tóm lược

Đạo đức trong khoa học tương tự như đạo đức trong xã hội rộng lớn của chúng ta: nó thúc đẩy tiến hành nghiên cứu hợp pháp và hợp tác hiệu quả giữa các cá nhân. Mặc dù vi phạm đạo đức khoa học xảy ra, cũng như trong xã hội nói chung, chúng thường được xử lý nhanh chóng khi được xác định và giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng của hành vi đạo đức trong thực tiễn nghề nghiệp. Tuân thủ đạo đức khoa học đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu là đáng tin cậy, diễn giải là hợp lý và có giá trị, từ đó cho phép đóng góp của một nhà khoa học trở thành một phần của tổng thể kiến ​​thức khoa học đang phát triển.

Đọc thêm: Bê bối sai phạm của chuyên gia tế bào gốc Nhật Bản

 

iceberg/tapchisinhhoc.com

5/5 - (6 votes)

Leave a Reply