Ngâm sâm tươi với mật ong là cách dùng nhân sâm hiệu quả đã được truyền lại từ lâu nay trong các tài liệu y học cổ truyền. Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch, làm đẹp da, chống lão hóa…quá trình ngâm trong mật ong còn là một cách chiết xuất hiệu quả các hoạt chất quý có trong củ nhân sâm. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin đầy đủ nhất về quy trình ngâm sâm tươi với mật ong.
Nội dung
5 đặc điểm nổi bật của nhân sâm tươi
Trên thế giới, cây nhân sâm đã được phát hiện tại nhiều khu vực có khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau. Trong số đó, nhân sâm Hàn Quốc vẫn là loại có chất lượng nhất.
Để chế biến nhân sâm ngâm mật ong đạt chất lượng, chúng ta cần chọn được loại nhân sâm tươi được nuôi trồng tại Hàn Quốc với những tiêu chuẩn như sau:
- nhân sâm Hàn Quốc ở dạng cây tươi sẽ có 5 lá;
- sau khi thu hoạch, sâm Hàn Quốc vẫn còn lớp đất bám xung quanh củ sâm, phần đầu củ sâm rắn chắc, ngắn và tròn;
- củ sâm có màu vàng hoàng thổ và to phân thành chân rõ ràng;
- phần thân và củ sâm Hàn Quốc có hình dáng rất giống người và có trọng lượng nặng hơn so với những loại nhân sâm khác;
- Phần rễ chỉ bám vào chân củ sâm chứ không bám nhiều vào thân củ. Rễ có chiều dài dao động từ 1,5 đến 2cm.
Lưu ý đặc biệt:
- Nhân sâm Hàn Quốc có hai loại chính: sâm núi và sâm trồng. Hiện nay, sâm núi khá hiếm, vì vậy con người đã xây dựng các nông trại trồng sâm tại các núi lạnh, được đảm bảo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất để có được của sâm tự nhiên chất lượng cao. Củ sâm phải trồng từ 6- 8 năm mới thu hoạch được.
- Các củ nhân sâm từ Hàn Quốc xuất khẩu chuyển về Việt Nam thường sẽ đóng nguyên hộp củ mà có cả rễ và dính đất nhằm mục đích giúp sâm tươi lâu nhưng cũng chỉ có thể được bảo quản tròng vòng từ 1 tuần – 10 ngày ở trong tủ lạnh.
Nhận biết mật ong nguyên chất
Mật ong chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và hoạt chất có hoạt tính sinh học đa dạng. Vì vậy mật ong không chỉ được sử dụng như thực phẩm bổ sung mà còn được sử dụng dưới dạng dược liệu trong các bài thuốc Đông y.
Để lựa chọn được mật ong nguyên chất đúng tiêu chuẩn chất lượng dùng cho ngâm sâm tươi, chúng ta có thể sử dụng những cách kiểm tra cơ bản sau đây:
- Cách 1: Dùng thìa múc một ít mật ong, từ từ đặt thìa vào một cốc nước, khuấy nhẹ. Nếu là mật ong thật, mật ong sẽ đóng khối ở trên thìa hoặc rơi vào đáy cốc.
- Cách 2: Hòa tan một ít mật ong với nước, để trong vòng vài giờ, nếu hỗn hợp vẫn giữ nguyên, không lắng tạp chất xuống đáy cốc hoặc nổi tạp chất lên trên mặt nước thì đó là mật ong thật.
Ngoài ra, chúng ta có thể nhận biết mật ong nguyên chất thật bằng cách quan sát các đặc điểm trực quan: Mật ong nguyên chất đặc biệt là mật ong rừng thường có mùi thơm rất đặc trưng của mật ong, vị ngọt thanh, không gắt như vị đường. Mật ong thật thường tạo bọt khí rất nhiều, đặc biệt là lúc mới lấy mật từ tổ ong hoặc khi thời tiết đang nóng.
Cách ngâm sâm tươi với mật ong đúng chuẩn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nhân sâm tươi Hàn Quốc: phù hợp nhất là loại 6-10 củ/kg
- Mật ong rừng nguyên chất: chai 1 lít
- Bình thủy tinh: nên chọn bình có nắp vặn xoay tròn để đảm bảo độ kín và thuận tiện khi lấy sâm tươi ngâm mật ong
Sơ chế củ nhân sâm
Rửa sạch các củ sâm tươi bằng nước lạnh: sử dụng bàn chải đánh răng mới để làm sạch đất còn bám vào rễ, củ nhân sâm. Để ráo nước tự nhiên cho thật khô.
Loại bỏ phần đầu của củ sâm (phần tiếp giáp với thân cây nhân sâm)
Phần rễ phụ của củ sâm: cắt rời khỏi củ, chia thành các đoạn nhỏ vừa phải –> phần rễ phụ có thể ngâm cùng với mật ong hoặc dùng ngâm rượu hoặc nấu cháo đều được.
Phần chính của củ sâm: thái lát thành từng miếng vừa phải, hoặc dùng dao nạo để bào thành lát mỏng –> miếng sâm càng mỏng, quá trình ngấm mật ong càng nhanh và thuận tiện khi sử dụng.
Tiến hành ngâm sâm với mật ong
- Bình thủy tinh được tráng sạch bằng nước nóng, để khô ráo nước hoàn toàn.
- Cho các lát sâm đã được thái mỏng vào bình trước.
- Đổ mật ong vào cho ngập toàn bộ phần nhân sâm thái lát –> phần nhân sâm thái lát sẽ nổi lên cùng với mật ong –> khi nào thấy phần thể tích lớp nhân sâm bên trên bằng với lớp mật ong phía dưới là đạt yêu cầu.
- Đậy kín và vặn chắt nắp bình thủy tinh
Cách xử lý bọt xuất hiện trong bình sâm ngâm mật ong
Trong quá trình sơ chế nhân sâm có thể chưa làm ráo nước hoàn toàn và ngay cả trong thành phần mật ong cũng có tỷ lệ nước nhất định.
Vì thế, sự có mặt một lượng nước lớn trong môi trường ngọt của mật ong sẽ dẫn đến hiện tượng sủi bọt.
Nếu để nguyên thì có thể gia tăng quá trình lên men làm chua phần sâm ngâm mật ong.
Do đó, cách xử lý đơn giản là dùng thìa vớt sạch hoàn toàn bọt khí.
Nếu cẩn thận hơn thì có thể dùng kỹ thuật 2 que tre sạch xếp chéo trên bề mặt để ép lớp nhân sâm thái lát ngập hoàn toàn xuống phần mật ong.
Sâm tươi ngâm mật ong bao lâu thì dùng được
Nguyên tắc là: sâm ngâm mật ong càng lâu càng tốt.
Thông thường sau khoảng 1-2 tháng kể từ ngày ngâm là có thể lấy ra dùng được.
Khi đó, sâm ngấm đều mật ong, các hoạt chất được giải phóng tối đa và các lát nhân sâm đã mềm, rất dễ sử dụng.
Do vậy, sâm tươi ngâm mật ong từ 1 tháng trở lên là có thể dùng được.
Cách bảo quản sâm tươi ngâm mật ong
Để giữ được nguyên vẹn các hoạt chất có trong sâm tươi và mật ong, chúng ta nên để bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
Sau khi sâm ngâm mật ong đạt đủ thời gian thì có thể để cả bình vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Cách dùng sâm ngâm mật ong
Tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng của sâm tươi và nhân sâm ngâm mật ong đã được minh chứng trong nhiều tài liệu Y học cổ truyền. Tuy nhiên, chúng ta nên biết cách dùng sâm ngâm mật ong đúng phương pháp, đúng liều lượng để phát huy tối đa công dụng bồi bổ của nhân sâm và mật ong:
- Dùng đũa gắp 1-2 miếng sâm thái lát đã ngấm đẫm mật ong
- Có thể ngậm, nhai kết hợp với pha cùng nước ấm để sử dụng toàn bộ lát sâm ngâm mật ong
Cách dùng sâm ngâm mật ong phù hợp với thể trạng
Theo Đông y, cơ địa mỗi người có đặc điểm và nhu cầu hấp thu khác nhau.
Vì thế, tùy thuộc vào thể trạng từng người mà liều lượng của sâm ngâm mật ong sẽ khác nhau:
Người bị huyết áp thấp: ngày 3 lần, mỗi lần 1 lát sâm ngâm mật ong –> nên pha thêm với nước ấm và cho kèm 1 lát gừng mỏng. Uống sau giờ ăn để hạn chế hạ đường huyết.
Người bị huyết áp cao: ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 lát sâm ngâm mật ong, dùng trước khi ăn.
Người bị tiểu đường: dùng cách thời điểm uống thuốc hoặc tiêm khoảng 3-4 tiếng, mỗi lần 1 lát và sử dụng theo hướng dẫn tương tự đối với người bị huyết áp thấp.
Người mới ốm dậy: ngày 2 lần, mỗi lần 1 miếng, sử dụng theo hướng dẫn tương tự đối với người bị huyết áp thấp.
Người khỏe mạnh: 1 tuần 3-4 lần, mỗi lần 1 lát –> khi cơ địa khỏe mạnh thì không nên dùng nhiều.
Trẻ em từ 2 đến dưới 15 tuổi: khi ốm có thể dùng 1-2 lần/ngày
Lưu ý quan trọng:
- Không nên dùng sâm ngâm mật ong sau 8h tối: vì có thể gây hưng phấn thần kinh, tỉnh táo, trằn trọc khó ngủ về đêm
- Những người bị các bệnh tự miễn (vảy nến, á sừng…), phụ nữ có thai, đang cho con bú cần được bác sĩ tư vấn chỉ định thêm trước khi sử dụng.
- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên dùng sâm ngâm mật ong.
www.tapchisinhhoc.com
==> Kết nối với Dr Hoàng NOVAGEN
Youtube: https://youtube.com/DrHoangNOVAGEN
Facebook: https://fb.com/DrHoangNOVAGEN