Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng

Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng, hiến tạng, ung thư, truyền ngang ung thư, ung thư di căn, ung thư vú,

Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng từ một người duy nhất

Người ta đã biết rằng cấy ghép nội tạng có thể truyền các bệnh truyền nhiễm từ người cho sang người nhận. Nhưng thậm chí khả năng đó còn hiếm hơn, khi mà việc cấy ghép lại truyền cả ung thư, như trong một ca mới đây. Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng

Trong cái được gọi là một “ca bất thường”, bốn người châu Âu đã bị ung thư vú sau khi nhận nội tạng từ cùng một người hiến, theo như báo cáo mới. Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng

Ba trong số bốn người đã tử vong do ung thư, “những hậu quả thường là tử vong của ung thư vú có nguồn gốc do cấy ghép tạng,” được các tác giả nhấn mạnh trong báo cáo của họ trong số báo tháng Bảy của tờ American Journal of TransplantationBốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng

Ung thư không được phát hiện Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng

Người hiến tạng 53 tuổi qua đời do một ca đột quỵ vào năm 2007, theo như báo cáo được viết bởi các nhà nghiên cứu tại Hà Lan và Đức. Bà ấy không biết rõ rằng các bệnh tật có thể ngăn cản việc hiến tặng nội tạng, và nhiều xét nghiệm cho thấy không có dấu hiệu của ung thư. Các bác sĩ đã cấy ghép thận, phổi, gan và tim của bà cho những người nhận. (Bệnh nhân nhận tim ghép đã chết không lâu sau đó do nguyên nhân không liên quan đến cấy ghép này.) Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng

Nhưng 16 tháng sau, một phụ nữ 42 tuổi nhận cả hai phổi hiến tặng đã trở bệnh và phát hiện thấy có dấu hiệu ung thư trong các hạch bạch huyết ở ngực. Một phân tích tế bào ung thư đã chỉ ra chúng thực sự là các tế bào ung thư vú, và DNA trong các tếbào này khẳng định các tế bào này là đến từ nội tạng cấy ghép. Vậy là phổi nhận ghép là nguồn gốc ung thư, và cô này đã tử vong một năm sau khi phát hiện ung thư, báo cáo cho biết.

Cùng thời gian đó, ba người nhận nội tạng còn lại đã được thông báo. Các bác sĩ đã nói với họ rằng người nhận phổi đã tử vong do ung thư vú vì cơ quan cô ta được ghép. Ba bệnh nhân này đã trải qua những xét nghiệm ung thư, và tất cả kết quả lúc đầu đều âm tính. Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng

Nhưng đến 2011, bệnh nhân nhận gan cũng đã được phát hiện các tế bào ung thư vú trong gan của mình. Bệnh nhân đã từ chối trải qua một ca cấy ghép gan khác vì lo sợ những rủi ro tương tự. Điều trị bằng xạ trị ban đầu có hiệu quả, nhưng ung thư sau đó trở lại và bệnh nhân đã tử vong năm 2014.

Bệnh nhân được nhận quả thận bên trái sau đó cũng đã được chẩn đoán mắc ung thư vú vào năm 2013 – 6 năm sau ca cấy ghép tạng. Ung thư đã lan ra các cơ quan khác, và bệnh nhân cũng qua đời hai tháng sau đó.

Một người đàn ông 32 tuổi được nhận thận phải cũng đã được chẩn đoán mắc ung thư vú trong thận của anh vào năm 2011. Nhưng bác sĩ có thể loại bỏ quả thận đó, và bệnh nhân đã ngừng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Anh cũng đã trải qua hóa trị. Việc điều trị thành công và người này đã sống 10 năm không ung thư sau ca phẫu thuật cấy ghép.

Rủi ro thấp

Truyền ung thư thông qua cấy ghép là một “trường hợp rất, rất hiếm hoi,” theo tiến sĩ Lewis Teperman, trưởng khoa ghép tạng tại Northwell Health ở New Hyde Park, New York, người không liên quan đến ca này. Thật vậy, người nhận cấy ghép có nguy cơ gặp phải trường hợp đó với tỉ lệ 1 – 5 trong số 10.000 ca, theo như báo cáo.

“Nguồn cung nội tạng là cực kỳ an toàn,” Teperman bày tỏ với tờ Live Science. Điều đó bởi vì người hiến tạng phải trải qua cuộc sàng lọc rất cẩn thận, bao gồm tiền sử bệnh trong gia đình, ví dụ như ung thư, và nhiều xét nghiệm khác. Trong trường hợp này, người hiến 53 tuổi đã trải qua bài kiểm tra thể chất cũng như siêu âm vùng bụng, tim, X-quang ngực và một xét nghiệm đường hô hấp. Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng

Tuy nhiên, kể cả với những quy trình cẩn thận như vậy, “không thể sàng lọc được mọi thứ,” và vẫn có một khả năng rất nhỏ rằng người hiến có một bệnh chưa được chẩn đoán có thể truyền cho người khác, Teperman nói.

Trong ca này, bệnh nhân mắc ung thư vú không được phát hiện. Người hiến có lẽ cũng đã có “vi di căn” tức một nhóm tế bào ung thư lan ra từ vị trí khối u nguyên phát nhưng quá nhỏ để phát hiện bằng các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán hình ảnh. Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng

Nó cũng dễ dàng hơn cho các tế bào ung thư phát triển trong các bệnh nhân nhận cấy ghép vì họ đã dùng thuốc để ức chế miễn dịch. Các thuốc này cần để cơ thể các bệnh nhân không đào thải cơ quan mới ghép, nhưng đồng thời tất cả tế bào ung thư cũng không bị đào thải,” Teperman nói. Bốn người bị ung thư do nội tạng hiến tặng

Cũng có khả năng chụp CT người hiến trong trường hợp này có thể phát hiện ung thư, nhưng các tác giả đã lưu ý rằng sẽ không thiết thực khi sàng lọc tất cả các bệnh nhân theo cách này, theo tờ  The Independent. Thực hiện chẩn đoán này thường quy có thể dẫn đến dương tính giả và loại bỏ những người hiến khỏe mạnh, làm cho ngày càng khan hiếm nguồn cung cấp, các tác giả viết trong nghiên cứu.

Báo cáo kết luận rằng tần suất truyền ung thư rất thấp do các ca cấy ghép “chỉ ra rằng những quy trình hiện tại trong sàng lọc bệnh ác tính ở người hiến tặng là hiệu quả.” Nếu ung thư đi từ một người cho sang một người nhận, các bác sĩ nên xem xét loại bỏ cơ quan đó khỏi tất cả những người khác từng nhận nội tạng từ người cho nói trên.

Theo Livescience

iceberg (dịch)

tapchisinhhoc.com

4.7/5 - (12 votes)

2 Comments

  1. Nam Dương
    • Hương Giang

Leave a Reply