Tính mềm dẻo thần kinh – sự thích nghi của não bộ

Tính mềm dẻo thần kinh, thần kinh, não bộ, tính mềm dẻo của não bộ, khả năng thích nghi của bộ não, tế bào gốc thần kinh, neuron, tế bào thần kinh có phân chia hay không, neurogenesis, neuroplasticity, synaptic plasticity, tính linh hoạt của não bộ, bộ não tuyệt vời, Alzheimer, thoái hóa thần kinh, phục hồi não bộ, tổn thương não bộ

Tính mềm dẻo thần kinh – sự thích nghi của não bộ

1. Mở đầu: các dấu hiệu

Nếu tôi bắt đầu ngay bằng cách đi vào khái niệm thế nào là tính mềm dẻo thần kinh, thì các bạn sẽ bỏ đi hết mất thôi. Vậy nên tôi sẽ vào đề bằng các hiện tượng. Tính mềm dẻo thần kinh

Người ta biết rằng những ai bị câm điếc đôi khi phải chịu đựng “tiếng kêu liên tục trong tai”, đó không phải những tạp âm mà họ nghe được từ bên ngoài, mà được cho là bởi sự kết nối lại của các tế bào thính giác đang “thiếu thốn âm thanh”.

Y học cũng từng ghi nhận các trường hợp người sống gần như bình thường mặc dù họ không có bộ não đầy đủ. Năm 2009, báo chí nước ngoài đưa tin khá nhiều về Michelle Mack, khi đó 37 tuổi, một cô gái chỉ có bán cầu não phải từ khi sinh ra. Ở độ tuổi 37 với một nửa bộ não, Mack sống với bố mẹ và tương đối tự lập, làm được hết các việc nhà và làm công việc nhập liệu cho một nhà thờ ở địa phương. Tính mềm dẻo thần kinh

Michelle Mack

Một hiện tượng nữa được gọi là đau giả (phantom limb pain): sau khi loại bỏ một phần cánh tay hoặc chân, có khả năng con người vẫn cảm thấy “đau” ở phần chi đã bị cắt bỏ và không còn trên cơ thể! Đối với một số người, cảm giác đau có thể tự mất đi. Một số người khác, hiện tượng này kéo dài và trở nên trầm trọng. Sự “đau” này không phải do tổn thương thông thường, mà là do chính bộ não của chúng ta “nghĩ ra”.

Những hiện tượng trên đưa ta tới khái niệm về tính mềm dẻo của não bộ, hay tính mềm dẻo thần kinh – neuroplasticityTính mềm dẻo thần kinh

Hơn 120 năm trước, Wiliams James lần đầu tiên đề xuất học thuyết về tính mềm dẻo của tế bào thần kinh trong sách của ông là “Principles of Psychology”. Ông đã gợi ý rằng não người có khả năng có những biến đổi về chức năng liên tục. Nhà thần kinh học Ba Lan Jerzy Konorski cũng lần đầu tiên định nghĩa về thuật ngữ neuroplasticity năm 1948. Jerzy Konorski đưa ra một học thuyết mà theo đó các tế bào thần kinh đã được kích hoạt bởi một vòng thần kinh hoạt động khép kín, tự chúng thay đổi và kết hợp lại với nhau thành vòng tròn này. Donald Hebb, một nhà tâm lý học người Canada đã công bố quy luật Hebb, giúp định nghĩa về một sự trùng khớp trước sau, ngụ ý về các thay đổi những quá trình hóa sinh trong một neuron có thể thúc đẩy một cách đồng thời các synapses bên cạnh, đây là cơ chế cơ bản của tính mềm dẻo synap. Paul Bach-y-Rita cũng là người đi đầu trong việc xác định tính mềm dẻo thần kinh trên các trường hợp thực tế, tuyên bố rằng các vùng khỏe mạnh của não bộ có thể giành lấy quyền kiểm soát chức năng của các vùng não tổn thương. Đây là nền tảng của phương pháp điều trị của ông ta cho những người mắc những tổn thương tiền đình.  Tính mềm dẻo thần kinh

Edward Taub đã phát triển các phương pháp điều trị thực tế đầu tiên và có khả năng áp dụng cho các bệnh nhân. Michael Merzenich là một nhà thần kinh học khác, người đã để lại dấu ấn của mình trong lĩnh vực mềm dẻo thần kinh. Ông đã thiết kế một phần mềm để giúp những người gặp khó khăn trong việc học tập.

Tất cả các nhà khoa học này đã chiến đấu lại một học thuyết giáo điều vốn phản đối sự tồn tại tính mềm dẻo của não người trưởng thành. Cho tới tận Thập niên của não bộ (1990-2000), từ “neuroplasticity” mới đưa các bài báo chưa được công bố lên các tạp chí uy tín. Khi được hỏi, Eric Kandel, chủ nhân giải Nobel y học, đã nói rằng tính mềm dẻo thần kinh là cái đã đánh dấu Thập niên của não bộ. Tính mềm dẻo thần kinh

2. Khái niệm

Thuật ngữ plasticity, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “plaistikos” tức là “hình thành” chỉ khả năng của não bộ trong việc học tập, ghi nhớ, quên cũng như khả năng tái tổ chức và phục hồi sau chấn thương. Trẻ em có khả năng cao hơn người lớn trong việc học tập và ghi nhớ được phản ánh thông qua khả năng học ngôn ngữ thứ hai, chơi nhạc cụ hay trở thành chuyên nghiệp trong các môn thể thao phức tạp. Trẻ em cũng có khả năng cao hơn trong khi phục hồi sau những chấn thương não sớm. Dù thực tế là nhận thức về neuroplasticity còn khá mới mẻ, nó là một trong những khám phá quan trọng nhất của thần kinh học. Thực tế là hệ thống thần kinh không phải là một thể bất biến, mà bên trong nó luôn có sự hình thành và mất đi một cách linh hoạt trong suốt cuộc đời chúng ta, phụ thuộc vào những trải nghiệm. Trong khi chúng ta thực hành lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó như là giải một dạng bài toán, các vòng thần kinh (neuronal circuits) đang được hình hình, ngày càng tăng hiệu quả công việc đồng thời ít tốn năng lượng hơn. Ngay khi ta ngừng việc thực hiện một hoạt động nào đó, não của chúng ta sẽ chuyển hướng các vòng thần kinh này bằng một nguyên lý đã được biết rõ là “dùng nó hoặc đánh mất nó” (use it or lose it). Tính mềm dẻo của thần kinh dẫn tới nhiều hiện tượng như là sự thích ứng (habituation), sự nhạy bén hóa (sensitization) đối với một vị trí nào đó, khả năng dung nạp thuốc, thậm chí là phục hồi sau khi tổn thương não.

Tính mềm dẻo thần kinh, thần kinh, não bộ, tính mềm dẻo của não bộ, khả năng thích nghi của bộ não, tế bào gốc thần kinh, neuron, tế bào thần kinh có phân chia hay không, neurogenesis, neuroplasticity, synaptic plasticity, tính linh hoạt của não bộ, bộ não tuyệt vời, Alzheimer, thoái hóa thần kinh, phục hồi não bộ, tổn thương não bộ

3. Hai dạng mềm dẻo

Tính mềm dẻo về cấu trúc

Sự mềm dẻo khớp nối thần kinh (Synaptic plasticity) chỉ những thay đổi tính chắc chắn trong liên kết giữa các neuron (synapse), là điểm gặp gỡ hóa học và điện học của hai tế bào thần kinh. Tính mềm dẻo của khớp nối liên quan đến những quá trình đặc trưng như là những thay đổi dài hạn về số lượng thụ thể chất dẫn truyền thần kinh hay thay đổi về số protein được tổng hợp nhiều hơn trong một tế bào. Tính mềm dẻo thần kinh

Synaptogenesis chỉ sự hình thành synapse và tinh chỉnh nhóm synapse thành một vòng thần kinh, dấu hiệu điển hình của sự phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ, bao gồm quá trình sinh ra neuron mới hoặc sự di cư của các neuron (các neuron di chuyển từ nơi được sinh ra, tại thất hoặc dưới thất, tới vị trí cuối cùng của nó ở vỏ não).

Tính mềm dẻo thần kinh, thần kinh, não bộ, tính mềm dẻo của não bộ, khả năng thích nghi của bộ não, tế bào gốc thần kinh, neuron, tế bào thần kinh có phân chia hay không, neurogenesis, neuroplasticity, synaptic plasticity, tính linh hoạt của não bộ, bộ não tuyệt vời, Alzheimer, thoái hóa thần kinh, phục hồi não bộ, tổn thương não bộ

Tính mềm dẻo về chức năng

Tính mềm dẻo về chức năng phụ thuộc chủ yếu vào hai quá trình là học tập và ghi nhớ. Chúng cung thể hiện một kiểu mềm dẻo đặc biệt, dựa vào một số synaptic plasticity gây ra những thay đổi vĩnh viễn về tính hiệu quả và độ mạnh của synapse. Những thay đổi vĩnh viên trong quá trình học tập và ghi nhớ diễn ra giữa các neuron – tức là tại synapse – do những tinh chỉnh về cấu trúc cũng như các quá trình hóa sinh học bên trong neuron.

4. Tính mềm dẻo của não bộ giai đoạn đầu đời và sự giản lược tự nhiên

Chúng ta cùng đi đến những ý niệm ban đầu về tính mềm dẻo thần kinh cũng như khía cạnh thứ nhất của quá trình này. Tính mềm dẻo thần kinh

Tính mềm dẻo của não bộ giai đoạn đầu đời

Hàng tỉ tế bào thần kinh hình cây tạo nên bộ não người. Các neurons được tạo ra thông qua một quá trình được gọi là neurogenesis, bắt đầu từ tuần thứ ba của thai kỳ. Các tế bào thần kinh phát triển ở một tốc độ trung bình là 250.000 tế bào mới mỗi phút trong suốt thời kỳ trước sinh, quá trình hình thành hệ thần kinh bị chậm lại nhiều sau đó.

Thực tế đã cho thấy rằng trẻ em có khả năng cao hơn trong việc học tập và ghi nhớ so với người lớn, được phản ánh thông qua việc chúng có thể học một ngôn ngữ thứ hai, chơi các nhạc cụ, hoặc trở nên thông thạo trong một môn thể thao phức tạp nào đó. Trẻ cũng có khả năng đáng kể khi phục hồi những chấn thương não sớm được chứng minh thông qua việc có lại được khả năng tiếp nhận ngôn ngữ sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ bán cầu não trái vì bệnh động kinh 20 năm sau đó.

Tính mềm dẻo thần kinh, thần kinh, não bộ, tính mềm dẻo của não bộ, khả năng thích nghi của bộ não, tế bào gốc thần kinh, neuron, tế bào thần kinh có phân chia hay không, neurogenesis, neuroplasticity, synaptic plasticity, tính linh hoạt của não bộ, bộ não tuyệt vời, Alzheimer, thoái hóa thần kinh, phục hồi não bộ, tổn thương não bộ

Tuy nhiên đó là mặt tích cực của tính mềm dẻo của não bộ trẻ em. Mặt tiêu cực thì sao? Não bộ không biết phân biệt đâu là tốt, đâu là xấu. Nó sẽ học tập những gì được lặp lại, cả suy nghĩ, hành động, thói quen tốt hoặc xấu. Điều đó nghĩa là não bộ trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề mà môi trường sống.

Tính mềm dẻo thần kinh, thần kinh, não bộ, tính mềm dẻo của não bộ, khả năng thích nghi của bộ não, tế bào gốc thần kinh, neuron, tế bào thần kinh có phân chia hay không, neurogenesis, neuroplasticity, synaptic plasticity, tính linh hoạt của não bộ, bộ não tuyệt vời, Alzheimer, thoái hóa thần kinh, phục hồi não bộ, tổn thương não bộ

Lược bỏ axons trong quá trình phát triển

Trong suốt quá trình phát triển hệ thần kinh, các neurons chưa trưởng thành được sinh ra một cách dư thừa, và các sợi trục của chúng phát triển quá mức và hình thành một số lượng rất lớn các kết nối. Sau quá trình phát triển, các sự kiện sau đó giúp thanh lọc mối liên kết của vòng thần kinh thành thục. Lượng lớn các neurons bị loại bỏ thông qua hoạt động của lộ trình chết tế bào trong thân tế bào và tương ứng là sự thoái biến của các sợi trục gắn với nó. Cùng lúc đó, một sự đào thải các kết nối thần kinh một cách tinh vi và rành rọt hơn diễn ra thông qua sự chọn lọc, và thường phụ thuộc vào hoạt động, là quá trình lược bỏ axons (sợi trục), dendrites (sợi nhánh) hoặc các khớp nối thần kinh (synapse).

5. Tính mềm dẻo của não bộ trưởng thành

Chúng ta cùng nghiên cứu khía cạnh thứ 2 của tính mềm dẻo. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng ở bất kỳ giai đoạn nào của não bộ thì nó luôn phải diễn ra quá trình lược bỏ các vòng thần kinh (tức các axon, các synap) không được dùng đến – use it or lose it. Tính mềm dẻo thần kinh

Các nhà khoa học từng nghĩ rằng não ngừng phát triển sau vài năm đầu đời. Họ nghĩ rằng những kết nối đó được hình thành giữa những tế bào thần kinh của não trong Thời kỳ quan trọng (critical period – giai đoạn não bộ cực kỳ nhạy cảm với các kích thích môi trường) và sau đó được sắp xếp vào một nơi nhất định khi chúng ta già. Nếu các kết nối giữa các neurons được phát triển chỉ trong một vài năm đầu, thì chỉ những bộ não trẻ mới “mềm dẻo” và có khả năng hình thành liên kết mới. Tính mềm dẻo thần kinh

Vì thế, các nhà khoa học cũng cho rằng nếu một vùng quan trọng của não người trưởng thành bị tổn thương, các tế bào thần kinh không thể hình thành các liên kết mới hay tái tạo, và những chức năng điều khiển bởi vùng đó sẽ mất mãi mãi.

Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây trên động vật và người đã lật đổ cái nhìn sai lầm đó: ngày nay chúng ta công nhận rằng não bộ tiếp tục tái tổ chức, tái sinh bằng cách sinh ra các neurons mới, các axon mới và tạo ra các synapse mới hay củng cố sự liên kết giữa các axon… từ đó mang lại khả năng thích nghi mạnh mẽ cũng như sự phục hồi sau chấn thương.

Các neuron và sự hình thành hệ thần kinh. Não bộ của hầu hết các loài động vật có xương sống đều thể hiện một mức độ mềm dẻo.

Năm 1999, sự sản sinh các neurons mới được phát hiện ở tân vỏ não của linh trưởng trưởng thành. Cũng năm 1999, các nhà nghiên cứu tại viện Salk ở San Diago, California đã khám phá sự sinh neuron xuất hiện trong não người trưởng thành, trong đó có một người 72 tuổi. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng một hóa chất đánh dấu để xác định các neurons mới và sự sinh neuron được quan sát ở vùng thùy hải mã (hippocampal), vùng não điều khiển một số kiểu ghi nhớ.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng sự sinh neuron mới có thể sẽ tiếp tục diễn ra suốt cuộc đời mỗi người, mặc dù nó diễn ra chậm hơn khi ở tuổi trưởng thành. Nhiều neurons mới hình thành ở người trưởng thành chết gần như ngay lập tức, nhưng bằng chứng gợi ý rằng một số tế bào có khả năng tích hợp vào mạng lưới các kết nối neuron đang tồn tại. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện bằng chứng rõ ràng rằng não không dừng sản sinh ra các neurons mới sau thời kỳ quan trọng (critical period) của sự phát triển mà được chỉ ra là sinh ra các neurons mới từ các tế bào gốc ở các vùng nhất định của não. Tính mềm dẻo thần kinh

Tái tổ chức não bộ ở độ tuổi trưởng thành diễn ra như thế nào

Các genes đôi khi không phải là nhân tố duy nhất xác định não bộ phát triển và hình thành các kết nối bên trong như thế nào. Các điều kiện môi trường, như là các mối tương tác xã hội, những trải nghiệm kích thích, và thậm chí là không khí trong lành cũng có thể thể hiện một vai trò quan trọng với sự tồn tại và xây dựng các kết nối của các tế bào não. Ngay khi bộ não thay đổi trong sự đáp ứng lại những điều kiện môi trường, nó có thể cũng thay đổi và tái sắp xếp trong sự đáp ứng lại những thương tổn hay tật bệnh.

Thường thường, những sự tái sắp xếp này liên quan tới những thay đổi trong sự kết nối giữa các tế bào thần kinh đã được liên kết trong não. Sự tái tổ chức não bộ diễn ra theo một cơ chế là nảy chồi sợi trục (“axonal sprouting”), trong đó những axons không hư hại sinh trưởng các đầu tận cùng thần kinh mới để tạo synapse và tái kết nối các neurons, vốn đã bị chia tách ra do hư hại. Các axons khỏe mạnh cũng mọc các đầu tận cùng và kết nối với các neurons không hư hại, vì thế tạo ra các liên kết mới và các vòng thần kinh mới để thực hiện chức năng bị tổn hại.

Tính mềm dẻo thần kinh, thần kinh, não bộ, tính mềm dẻo của não bộ, khả năng thích nghi của bộ não, tế bào gốc thần kinh, neuron, tế bào thần kinh có phân chia hay không, neurogenesis, neuroplasticity, synaptic plasticity, tính linh hoạt của não bộ, bộ não tuyệt vời, Alzheimer, thoái hóa thần kinh, phục hồi não bộ, tổn thương não bộ

Ví dụ, mặc dù mỗi bán cầu não có những nhiệm vụ của riêng nó, nếu một bán cầu não bị hư hại, bán cầu não nguyên vẹn đôi khi có thể giành lấy được vai trò của bán cầu còn lại, một lời giải thích khả dĩ cho khả năng sống “tương đối ổn” của Mack, nhân vật được nêu ở trên. Não cũng có thể đáp ứng lại sự thiếu hụt một loại kích thích nào đó bằng các làm tăng quá trình xử lý kích thích dù là nhỏ. Ở những người mù, các vùng vỏ não đảm nhận chức năng thị giác có thể thích ứng để xử lý các kích thích hoàn toàn khác, như là thính giác hoặc xúc giác – một sự bù trừ.

Tính mềm dẻo thần kinh, thần kinh, não bộ, tính mềm dẻo của não bộ, khả năng thích nghi của bộ não, tế bào gốc thần kinh, neuron, tế bào thần kinh có phân chia hay không, neurogenesis, neuroplasticity, synaptic plasticity, tính linh hoạt của não bộ, bộ não tuyệt vời, Alzheimer, thoái hóa thần kinh, phục hồi não bộ, tổn thương não bộ

Một số hình thức phát triển của sợi trục, sợi nhánh thần kinh thể hiện tính mềm dẻo thần kinh

Các cơ chế phân tử kiểm soát khả năng tái sinh axon là một câu hỏi quan trọng chưa được giải quyết trong sinh học thần kinh. Các neurons trong hệ thần kinh trung ương của thú tái sinh một cách hạn chế sau chấn thương. Thất bại trong việc tái sinh hệ thần kinh trung ương có sự góp phần bởi một môi trường ức chế và sự giảm tiềm năng sinh trưởng axon theo tuổi. Ngược lại với các neuron trung ương, các neuron bị tổn thương ở thần kinh ngoại biên có thể tái sinh axon, nhưng điều này đòi hỏi cả sự hoạt hóa của một lộ trình phiên mã tiên quyết và tính mềm dẻo của các tế bào Schwann. Tính mềm dẻo thần kinh

Các tế bào gốc thần kinh ở người trưởng thành (NSCs) thể hiện một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đáp ứng chấn thương. Những tiến bộ xa hơn đến từ những khám phá về việc học tập được tiến hành bởi các nhà khoa học quan tâm đến tiếng chim hót. Những năm sau đó, các công nghệ hình ảnh tiên tiến đã giúp công bố sự tồn tại, ở chim hoàng yến trưởng thành, của các tế bào tiền thân, hay các tế bào gốc, được sản xuất và di chuyển tới các vùng của não và trưởng thành các neurons. Quá trình này chính là neurogenesis, một ví dụ về tính mềm dẻo về cấu trúc. Ngày nay, ghép các NSC hay iPSC (tế bào gốc cảm ứng) chứa đựng hứa hẹn to lớn như là hiệu pháp thay thế tế bào. Tính mềm dẻo thần kinh

Tính mềm dẻo thần kinh, thần kinh, não bộ, tính mềm dẻo của não bộ, khả năng thích nghi của bộ não, tế bào gốc thần kinh, neuron, tế bào thần kinh có phân chia hay không, neurogenesis, neuroplasticity, synaptic plasticity, tính linh hoạt của não bộ, bộ não tuyệt vời, Alzheimer, thoái hóa thần kinh, phục hồi não bộ, tổn thương não bộ

Hồi răng (DG: Dentate gyrus) thùy hải mã, nơi chứa các tế bào gốc thần kinh, sinh ra các tế bào thần kinh mới kể cả khi ở tuổi trưởng thành

6. Neuroplasticity và một số bệnh thoái hóa thần kinh

Huntington

Nghiên cứu ở vùng sinh neurons đã cho thấy một khám phá bất ngờ mới đây liên quan tới bệnh Huntington. Khi nghiên cứu bộ não của những bệnh nhân bị Huntington, các nhà nghiên cứu đại học Auckland, New Zealand đã tìm ra bằng chứng gợi ý rằng những bộ não bị ảnh hưởng bởi Huntington tạo ra các neurons mới trong suốt thời gian mang bệnh. Hơn nữa, có một mối liên hệ giữa tốc độ sinh neuron và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Não bộ của những bệnh nhân ở vào những giai đoạn trầm trọng nhất cho thấy sự sinh neuron mạnh nhất. Có vẻ là não đang cố gắng bù lại phần hư hại thần kinh gây bởi bệnh này. Nhưng không may thay, tuy nhiên não bộ bị tổn thương bởi Huntington có vẻ như không thể sinh ra các neurons mới đủ nhanh để thay thế các neurons chết đi. Một vấn đề khác có thể là các neurons mới không có khả năng di chuyển tới các vùng não mà chúng cần.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tính mềm dẻo thần kinh trong sự đáp ứng lại sự kích thích của môi trường có thể làm chậm sự tấn công và phát triển các triệu chứng Huntington trên chuột. Các nhà khoa học hiện nay đang nghiên cứu các đích phân tử có thể mô phỏng lại ảnh hưởng này trên chính con người.

Giảm tính mềm dẻo ở tuổi già và ở những người bệnh Alzheimer

Sự thoái hóa não bộ bắt đầu khá sớm trước khi tuổi già ập tới. Các nhà khoa học tin rằng những thay đổi trong tính mềm dẻo ở các synap – mối nối mà các neurons truyền tin với nhau – và sự chết neurons có lẽ chịu trách nhiệm cho sự suy giảm về chức năng này.

Các đặc trưng của bệnh Alzheimer (AD) như chất lắng đọng amyloid beta, Tau, ApoE4 proteins và sự viêm não làm phá hủy các vùng não đáp ứng cho việc học, ghi nhớ, và nhận thức bằng cách làm yếu thêm các synapses và đóng góp vào sự chết tế bào. Với các bệnh nhân AD, mất sớm neurons và những thay đổi trong chức năng synap được được quan sát thấy ở thùy hải mã và tân vỏ não – các vùng não chính liên quan tới  ngôn ngữ, trí nhớ, và các chức năng nhận thức cao khác.

Tính mềm dẻo thần kinh, thần kinh, não bộ, tính mềm dẻo của não bộ, khả năng thích nghi của bộ não, tế bào gốc thần kinh, neuron, tế bào thần kinh có phân chia hay không, neurogenesis, neuroplasticity, synaptic plasticity, tính linh hoạt của não bộ, bộ não tuyệt vời, Alzheimer, thoái hóa thần kinh, phục hồi não bộ, tổn thương não bộ

Trong quá trình tiến triển AD, nó giết chết các tế bào bão chủ yếu ở thùy hải mã (hippocampus) và vỏ não, dẫn tới suy giảm khả năng học hỏi, ghi nhớ, suy nghĩ. Khai thác khả năng thích ứng của não bộ trong thời kỳ trưởng thành có thể vào một ngày nào đó giúp ngăn cản và điểu trị AD. [Credit: Adapted and reprinted with permission from the Alzheimer’s Association. © 2008 Alzheimer’s Association. All rights reserved.]

7. Ứng dụng tính mềm dẻo của não

Rèn luyện não

Ngay khi các nhà khoa học nhận ra khả năng to lớn của não người về tính mềm dẻo, họ có thể nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tác và AD đối với khả năng này và tìm cách duy trì chức năng não bộ khỏe mạnh. Ví dụ, luyện tập tính mềm dẻo của não bộ một ngày nào đó có thể giúp ích các bệnh nhân AD. Các bài tập bao gồm đòi hỏi cảm giác, nhận thức, và các hoạt động cơ vận động làm tái kết hợp và làm chắc các hệ thống não bộ liên quan tới việc học hỏi. Việc rèn luyện tính mềm dẻo như thế giúp  những người trưởng thành đang lão hóa có thể cải thiện trí nhớ.

Nhiều thuốc thử nghiệm đang hướng tới sự phát triển sớm của amyloid beta, tau, ApoE4 và viêm não để ngăn chặn hoặc đảo ngược các tác hại tiêu cực lên tính linh hoạt của não và sự chết tế bào, và cuối cùng cải thiện khả năng học hỏi và ghi nhớ. Tính mềm dẻo thần kinh

Một liệu pháp phục hồi khác là cố gắng thúc đẩy các neurons đặc trưng vốn đã không hoạt động một thời gian. Ở đây mục đích là thúc đẩy sự sửa chữa và tái tổ chức chọn lọc thông qua hoạt động vận động đặc trưng. Vì tái tổ chức não thường trở nên khó khăn hơn khi chúng ta già đi (vì lý do vẫn chưa được biết rõ ràng), một não bộ trưởng thành bị hư hại cần một bước đặc biệt khởi động tính mềm dẻo để tái tạo. Ví dụ, thực hành một động tác đặc trưng lặp đi lặp lại mà người ta gọi là “liệu pháp dựa trên cử động gây bởi cưỡng ép” – giúp cho não hình thành và làm chắc các kết nối thần kinh cần thiết cho cử động ấy. Vì thế ở Đức, 7 bệnh nhân mất khả năng đi lại được đặt vào trong một máy chạy bộ với một hệ thống khung nâng đỡ. Họ được hỗ trợ về phần thân nhiều nhất có thể nhưng chiếc máy đi bộ ép buộc sự chuyển động của chân họ. Đến cuối liệu trình, sự cử động cưỡng ép này đã cho phép một số neurons khỏe mạnh ở vùng tổn thương của não hình thành các liên kết mới, điều này đã giúp ba bệnh nhân đi lại một cách độc lập và ba người khác có thể đi lại với sự hỗ trợ. Tính mềm dẻo thần kinh

Tính mềm dẻo thần kinh, thần kinh, não bộ, tính mềm dẻo của não bộ, khả năng thích nghi của bộ não, tế bào gốc thần kinh, neuron, tế bào thần kinh có phân chia hay không, neurogenesis, neuroplasticity, synaptic plasticity, tính linh hoạt của não bộ, bộ não tuyệt vời, Alzheimer, thoái hóa thần kinh, phục hồi não bộ, tổn thương não bộ

(Cre: Linkedin)

Kích thích từ

Các nhà khoa học tiếp tục điều tra về tính mềm dẻo thần kinh và tiếp tục đặt câu hỏi là cách tốt nhất để hỗ trợ cho quá trình tái tổ chức tự nhiên này? Các nghiên cứu xác nhận rằng một lối sống năng động duy trì chức năng não bộ; vì thế, nghiên cứu mới có mục đích là phát triển hành vi lối sống và việc sử dụng thuốc có thể nâng cao sự phát triển của não bộ bình thường cũng như sửa chữa bộ não hư hại. Bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu này, một số nhà khoa học đang khám phá khả năng của một môi trường kích thích đặc biệt để nâng cao quá trình tái tổ chức và sửa chữa hư hại. Nghiên cứu cũng tiếp tục trong điều trị các bệnh như Huntington và Parkinson với việc ghép tế bào kết hợp với liệu pháp vật lý. Tính mềm dẻo thần kinh

Một kỹ thuật khác được gọi là kích thích từ xuyên sọ não (Transcranial Magnetic Stimulation (TMS)) có thể sẽ sớm hữu ích trong việc dẫn dắt quá trình tái tổ chức não bộ; tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi nhiều nghiên cứu hơn trước khi nó được coi là an toàn và sẵn sàng được áp dụng trong lâm sàng. Các nhà khoa học đã sử dụng TMS để thay đổi quá trình tái tổ chức để nâng cao lợi ích của việc “mắc nối lại”. TMS bao gồm một cuộn dây sinh ra từ trường, bao quanh não và tạo ra một điện thế gần khu vực não tổn thương. Điện thế được sử dụng để thúc đẩy những khu vực của não mà có lợi và ngăn cản sự thúc đẩy các vùng não nơi mà sự hình thành các kết nối mới không có lợi. Khả năng tái tổ chức não bộ tập trung có thể mang lại sự bình phục nhanh hơn và thành công hơn cho các vùng não tổn thương. Tính mềm dẻo thần kinh

Các liệu pháp khác nhắm vào tính mềm dẻo thần kinh có thể dựa trên các kích thích điện, sử dụng mô hình thực tế ảo, môi trường sống, âm nhạc…

Các nguồn tham khảo chính:

1. PLoS Biol. 2015 Jan; 13(1): e1002045.

2. Robert J Zatorre et al., 2012 Mar

3. Dialogues Clin Neurosci. 2013 Mar; 15(1): 3–5

4. Behav Brain Res. 201 2 Feb 1 4; 227(2): 450–458

5. PERIODICUM BIOLOGORUM. VOL. 116, No 2, 209–211, 2014

6. http://neuroscience.mssm.edu/zou/zou_projects.html

7. https://www.linkedin.com/pulse/what-major-factors-stroke-recovery-future-directions-therapy-aoko

Đọc thêm: Phát hiện tế bào thần kinh mới trong não bộ người

Lược sử tiến hóa hệ gen người

iceberg (biên tập)

tapchisinhhoc.com

5/5 - (4 votes)

Leave a Reply