Chỉnh sửa gen người – nên hay không?

chỉnh sửa gen, công nghệ chỉnh sửa gen, công nghệ crispr, crispr cas9 là gì, genome editing là gì, cơ chế crispr/cas9

Chỉnh sửa gen người- ảnh minh họa (Koya79/istockphoto)

Chỉnh sửa gen người – nên hay không ?

Các nhà nghiên cứu tại Portland, Oregon lần đầu tiên tiến hành chỉnh sửa gen của một phôi người tại Hoa Kỳ. Công trình này đã bổ sung cho kỳ vọng về CRISPR, và nó là một bước quan trọng để hướng tới sự ra đời của con người biến đổi gen đầu tiên.

Cho tới nay, hầu hết chúng ta biết thế nào là CRISPR chỉnh sửa gen. Gần đây nhất, chúng ta từng nghe thấy rằng công nghệ mang tính cách mạng này cho phép chúng ta thay đổi DNA – mã nguồn của chính sự sống. Một ngày nào đó, CRISPR có thể cho phép xóa đi các gen nhằm điều trị các bệnh di truyền, thêm vào các gen để cải thiện đáng kể các chức năng sinh học khác nhau, hay thậm chí là biến đổi phôi người về mặt di truyền với mục đích tại ra một lớp người mới hoàn toàn – những siêu nhân.

Kỷ nguyên mới của người biến đổi gen còn bao xa ?

Trước hết, chúng ta cần làm rất nhiều nghiên cứu.

Thí nghiệm đầu tiên sử dụng CRISPR chỉnh sửa gen để thay đổi DNA phôi người vào năm 2015, sử dụng phôi được thu từ các phòng khám sản mà mang những khiếm khuyết về di truyền làm phôi không thể phát triển.

Và nó mang chúng ta tới ngày nay. Những báo cáo từ Viện nghiên cứu Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa mới đây đã công bố về những nỗ lực đầu tiên trong việc tạo ra phôi người biến đổi gen tại Mỹ đã được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ở Portland, Oregon.

chỉnh sửa gen, MIT, Shoukhrat Mitalipov, crispr, cas9, genome editing là gì, crispr/cas9, công nghệ crispr

Shoukhrat Mitalipov (ảnh: MIT)

Theo MIT, công trình được dẫn đầu bởi Shoukhrat Mitalipov, đến từ Đại học Y khoa và Khoa học Oregon. Mặc dù các thông tin chi tiết cho đến thời điểm này là hiếm hoi, nhiều nguồn tin cho biết nhóm của Mitalipov đã tạo ra hợp tử trong đó dùng CRISPR chỉnh sửa tinh trùng mang các đột biến di truyền do nam giới hiến tặng.

Hơn nữa, Mitalipov được tin là đã phá vỡ những ghi chép trước đó theo hai khía cạnh: về số phôi được thí nghiệm cho đến nay và ông là nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra bằng chứng mạch lạc rằng có thể chỉnh sửa một cách chính xác và hiệu quả các gen tổn thương vốn gây ra các bệnh di truyền.

Điều đó là đáng chú ý bởi vì, mặc dù thực tế là đã tồn tại vài năm, nhưng CRISPR vẫn là một công cụ mới –  một công cụ có thể tạo ra những hệ quả không mong đợi. Như các công bố trước đây trên Nature Method đã chỉ ra, CRISPR-Cas9 có thể dẫn tới những đột biến ngoài ý muốn trên hệ gen.

Tuy nhiên, công trình này sau đó đã được các nhà nghiên cứu tại các cơ quan khác xem xét và những phát hiện này đã được đem ra bàn luận. Lần này, báo cáo của Mitalipov đưa đến cho ta con đường để hiểu một cách chính xác CRISPR làm việc thế nào trên con người, và chỉ ra rằng nó có khả năng tránh được hiện tượng khảm (những thay đổi diễn ra chỉ ở một số tế bào của phôi) cũng như tác động lệch đích (tác động không mong muốn).

Điều quan trọng nữa cần lưu tâm là không có phôi nào được cho phép phát triển thêm dù chỉ vài ngày, và nhóm nghiên cứu sẽ không có ý định cấy phôi vào tử cung. Bởi việc thay đổi DNA của một phôi sớm tạo ra nhưng thay đổi cho các tế bào mà sau này chúng sẽ tạo ra tinh trùng hoặc trứng, nếu phôi được phát triển bất cứ đứa trẻ nào thừa hưởng các biến đổi di truyền đều được gọi là chỉnh sửa dòng mầm. Vì thế dẫn đến một nỗi lo ngại rằng công việc này có thể thay đổi quá trình tiến hóa loài người.

Cho đến nay, tiềm năng của hệ thống CRISPR như là một công nghệ chỉnh sửa gen là không thể chối cãi. Như đã đề cập, nó đã thành công trong việc điều trị một số loại ung thư đang phát triển, tạo ra động vật kháng lại bệnh tật, và thậm chí còn là hy vọng trong việc thay thế hoàn toàn thuốc kháng sinh.

Thông tin được tham khảo từ: businessinsider.com; www.sciencealert.com; technologyreview.com.

>> Đọc thêm:

Iceberg (biên tập)
Theo tạp chí Nature Method
www.tapchisinhhoc.com

5/5 - (8 votes)

Leave a Reply