Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời

Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời, chỉnh sửa gen, hệ gen người, công nghệ CRISPR, CRISPR cas, đạo đức khoa học, chỉnh sửa phôi, em bé nhân tạo, kháng HIV

Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời, các nhà khoa học tuyên bố

He Jiankui, làm việc tại Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam (Trung Quốc) cùng cố vấn cũ của mình là Michael Deem, một nhà vật lý học tại Đại học Rice, mới đây tuyên bố đã tạo ra em bé được chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới, và một ca tiếp theo cũng sắp sửa tiến hành.  Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời

Phát biểu tạo Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần thứ hai về chỉnh sửa hệ gen người tại Đại học Hong Kong hôm 28 tháng 11, Jiankui cho biết “vẫn còn một ca mang thai tiềm năng khác nữa,” nhưng ca đó vẫn còn đang ở trong giai đoạn ban đầu. Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời

Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời, chỉnh sửa gen, hệ gen người, công nghệ CRISPR, CRISPR cas, đạo đức khoa học, chỉnh sửa phôi, em bé nhân tạo, kháng HIV

He Jiankui tại hội nghị thưởng đỉnh về chỉnh sửa hệ gen người tổ chức ở Hong Kong. Ảnh: Kin Cheung/AP/REX/Shutterstock

Hôm 26 tháng 11, hãng thông tấn Associated Press tiết lộ rằng Jiankui tuyên bố đã chỉnh sửa một số phôi người bằng cách sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR nhằm giúp họ kháng HIV. Hai phôi sau đó được cấy vào tử cung của một người phụ nữ, và cô được cho là đã sinh đôi hai con gái trong tháng này.

Tác giả của nghiên cứu nói gì?

Ông nói trước đông đảo khán giả rằng ông “tự hào” về thành tích của mình. Ông nói rằng cha của các bé gái – người bị HIV dương tính – đã mất hết hy vọng về cuộc sống trước khi ghi danh vào bản đăng ký thử nghiệm. “Giờ đây người cha nói rằng ‘Tôi sẽ làm việc chăm chỉ, kiếm tiền và chăm sóc hai cô con gái’,” ông nói.

Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời, chỉnh sửa gen, hệ gen người, công nghệ CRISPR, CRISPR cas, đạo đức khoa học, chỉnh sửa phôi, em bé nhân tạo, kháng HIV

Hai bé gái xuất hiện trong video mà He Jiankui đăng tải trên Youtube, được cho là hai bé gái sinh đôi ra đời vài tuần trước sau sự can thiệp của CRISPR. Ảnh: AFP

Sau phần trình bày của mình, ông được các đại biểu hội nghị chất vấn về lý do tại sao ông tiến hành thử nghiệm bí mật này mà không hề có tham vấn từ các đồng nghiệp quốc tế hoặc các cơ quan chức năng ở Trung Quốc, rằng liệu ông đã xem xét kỹ các khía cạnh đạo đức của việc này. Một cách khá tự tin, ông này trả lời rằng ông đã đề xuất ý tưởng của mình cho ít nhất bốn chuyên gia, trong đó có một giáo sư Hoa Kỳ (có thể là Deem) và một giáo sư Trung Quốc, nhưng không nêu tên họ. Ngoài ra, Jiankui chỉ đưa ra một câu trả lời mơ hồ khi một đại biểu hỏi ông có dự định công bố danh tính của cặp song sinh hay không. Jiankui nói rằng việc công bố danh tính hai em bé “là chống lại pháp luật Trung Quốc khi tiết lộ danh tính của những người nhiễm HIV ở nơi công cộng. Thứ hai, đối với hai em bé này, điều đó lại đang được theo dõi cẩn thận. Tôi sẽ đề xuất rằng dữ liệu nên được công khai và sẵn sàng cho các chuyên gia được biết. ”  Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời

Ông cũng nói rằng trường đại học nơi ông nghiên cứu không biết rằng ông đã sử dụng tiền nghiên cứu được phân bổ cho ông để tài trợ cho thử nghiệm của mình. Ông hiện đang nghỉ không lương tại trường đại học này.

Việc này được thực hiện như thế nào?

Cũng trong bài trình bày của mình, Jiankui nói với hội nghị rằng tám cặp đôi đã được ghi danh vào danh sách thử nghiệm, nhưng một cặp đã từ bỏ. Từ bảy cặp còn lại, 30 phôi đã được tạo ra, trong đó 70% phôi đã được chỉnh sửa. Thử nghiệm này hiện đang được tạm dừng “do tình hình hiện tại”, ông nói thêm.

Để tại ra các phôi kháng được một số chủng HIV, He đã làm bất hoạt một gen là CCR5.

Một trong những nghi ngại chủ yếu về tính an toàn khi sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR là kỹ thuật này có tể gây ra thêm những thay đổi không mong muốn ở những vị trí khác trên DNA của người. Tuy nhiên ông nói trước hội nghị thưởng định rằng giải trình tự toàn bộ hệ gen từ máu dây rốn của hai em bé mới trào đời cho thấy không có bất lỳ phần nào khác trong hệ gen bị thay đổi.  Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời

Greg Neely tại Đại học Sydney, Úc nói rằng không thể biết chắc chắn điều đó, bởi vì các phương pháp chúng ta có để phát hiện đột biến sai đích là chưa hoàn thiện.

Trong bài nói chuyện của mình, ông nói rằng hai bé gái sinh đôi – được ông đặt biệt danh là Lulu và Nana – được sinh ra “bình thường và khỏe mạnh”. Chúng sẽ được theo dõi trong ít nhất 18 năm để kiểm tra đột biến ngoài ý muốn, khả năng đề kháng với HIV và bất kỳ tác dụng phụ không lường trước nào.

Vẫn chưa rõ ràng liệu loại bỏ gen CCR5 – gen liên quan đến miễn dịch – có thể khiến hai bé gái tăng nhạy cảm với các bệnh lây nhiễm như là  West Nile virus, nhưng Jiankui nói rằng bố mẹ của những đứa bé đã chấp nhận những rủi ro này khi họ đồng ý tiếp tục quy trình. Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời 

Jiankui thông báo trước hội nghị rằng ông mới đệ trình chi tiết thử nghiệm của mình cho một tạp chí khoa học và rồi nó sẽ được bình duyệt.  Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời

Về phía cộng đồng khoa học

Bằng cách thực hiện những thí nghiệm này, kết quả là sự ra đời của con người mang bộ gen được thay đổi một phần, Jiankui và Deem đã vi phạm một số hiệp ước tự thỏa hiệp giữa các nhà nghiên cứu di truyền học. Tạp chí Công nghệ MIT đã báo cáo rằng ông đang bị chính phủ Trung Quốc điều tra và rằng trường đại học của ông lên án thử nghiệm này. Deem cũng đang được điều tra chính thức bởi Đại học Rice, vì việc chỉnh sửa gen trên người bị cấm ở Hoa Kỳ.  Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời

Những người khác, kể cả hai trong số những người đầu tiên phát triển kỹ thuật CRISPR, đang có lập trường vững chắc hơn chống lại nghiên cứu của Jiankui và Deem. Một trong số họ, Feng Zhang từ MIT, kêu gọi một lệnh cấm chính thức việc thử nghiệm CRISPR đối với con người. Sau đó, đồng sáng chế CRISPR là bà Jennifer Doudna từ UC Berkeley mong đợi một sự hoài nghi về thực tế rằng nghiên cứu của Jiankui không được bình duyệt hoặc được công bố trên tạp chí hàn lâm, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng CRISPR chỉ có thể là một công cụ lâm sàng mạnh mẽ khi được sử dụng một cách có trách nhiệm.

Jiankui biện minh cho thí nghiệm gây tranh cãi của mình bằng cách tự công bố danh sách “Nguyên tắc đạo đức của công nghệ hỗ trợ sinh sản trị liệu” của riêng mình – nhưng cộng đồng khoa học nói chung không sử dụng nó.

Toàn cầu lên án

Các nhà di truyền học khác trên khắp thế giới đã lên tiếng chống lại thí nghiệm chỉnh sửa gen. Hôm thứ hai, Quartz báo cáo rằng khoảng 120 nhà khoa học, hầu hết trong số họ đến từ Trung Quốc, đã ký một bức thư ngỏ nói rằng nghiên cứu của He và Deem “chỉ có thể được mô tả là điên rồ”.

Nhiều nhà khoa học khác đã chỉ trích hai người này tiến hành mà không có sự minh bạch, giám sát và đánh giá thích hợp. Nhiều người, theo Quartz đã báo cáo, cho rằng những rủi ro của việc chỉnh sửa bộ gen của con người vượt xa mọi lợi ích tiềm năng.

Video được He đăng tải trên trang Youtube, giới thiệu về kỹ thuật CRISPR và sự ra đời của hai bé gái sinh đôi. Trong video, ông cũng đã nhắc tới tên của cặp vợi chồng (Grace và Mark, dĩ nhiên tên có thể đã thay đổi) và tuyên bố hai em bé khỏe mạnh sau “ca phẫu thuật gen”.

Đọc thêm: Chỉnh sửa gen người, nên hay không?

CRISPR và nguy cơ ung thư

Nghi vấn kết quả chỉnh sửa phôi người

Tổng hợp từ Futurism và NewScientist

iceberg

tapchisinhhoc.com

 

5/5 - (4 votes)

Leave a Reply