Phát hiện mới – Ruột thừa không hề thừa
Các nhà khoa học đã phát hiện ra lý do tại sao chúng ta lại có ruột thừa – một đoạn ruột nhỏ, mỏng nối với ruột già mà mục đích từ lâu vẫn là một bí ẩn.
Ruột thừa là dễ bị viêm, được gọi là viêm ruột thừa, và đôi khi phải phẫu thuật cắt bỏ.
Ruột thừa thường bị xem là một cơ quan thoái hóa vô nghĩa, nhưng thực ra có lẽ đây là một kho chứa vi khuẩn đường ruột có lợi, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Midwestern ở bang Arizona.
Phó Giáo sư Heather Smith đã nghiên cứu ruột và đặc điểm môi trường của 533 động vật có vú khác nhau trong một nghiên cứu về sự tiến hoá của ruột thừa.
Một số loài động vật, bao gồm cả động vật linh trưởng, gấu túi và thỏ, có ruột thừa, trong khi những loài khác, như chó và mèo, lại không có.
Họ phát hiện ra rằng ruột thừa đã tiến hóa 30 lần riêng rẽ ở các loài khác nhau, và hầu như không bao giờ biến mất khỏi tiến trình tiến hóa một khi nó đã xuất hiện.
Những động vật có ruột thừa có mật độ mô lympho cao hơn trong ruột, là mô đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.
Mô này có thể kích thích sự tăng trưởng của một số loại vi khuẩn có lợi, có thể được chứa trong ruột thừa, vì vậy không phải tất cả vi khuẩn đều bị mất đi nếu con vật bị tiêu chảy.
PGS Smith cho rằng những người đã cắt ruột thừa “có thể phục hồi hơi lâu hơn sau khi bị bệnh, nhất là những người mà vi khuẩn đường ruột có lợi đã bị tổng ra khỏi khỏi cơ thể”.
Như vậy ruột thừa đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch.
Mối năm ở Anh có khoảng 40.000 người phải nhập viện vì viêm ruột thừa. Không rõ điều gì gây ra viêm, nhưng các bác sĩ tin rằng tình trạng này có thể xảy ra khi lối vào túi ruột thừa bị tắc.
Ruột thừa của người lớn trung bình dài 5-10 cm với đường kính khoảng 6 đến 8mm đường kính.
Theo Dân Trí