Đưa voi ma mút từ cõi chết trở về?!!
Voi ma mút có thể được xuất hiện trở lại: các nhà khoa học ở Harvard đang sử dụng DNA từ xác 42.000 năm tuổi của một loài động vật để đưa các loài từ kỷ Băng Hà quay trở về từ cõi chết. Đưa voi ma mút từ cõi chết trở về
Ý tưởng “cứu” voi ma mút
Voi ma mút (mammoth) có thể sẽ một lần nữa được dạo chơi trên những vùng đất của Bắc Cực, đây là một phần của kế hoạch nhân bản những gì còn sót lại từ loài vật vốn đã biến mất 10.000 trước.
Các nhà khoa học Harvard đang sử dụng DNA từ một con voi ma mút đã được bảo quản trong lớp băng tuyết ở Siberian trong suốt hơn 42.000 năm.
Tham vọng của họ liên quan đến sự sinh trưởng của sinh vật bên trong một dạ con nhân tạo thay vì đi tìm một con voi cái làm mẹ thay thế.
Con vật cuối cùng có thể là sản phẩm giữa một con voi châu Á và một con voi ma mút.
Nếu dự án hai năm đơm hoa kết trái, voi ma mút có thể sống trong một khu bảo tồn “Kỷ Băng Hà” rộng 20.000 ha được tạo ra bởi các nhà khoa học Nga tại một phần cách xa Siberia. Chúng cũng tái tạo khí hậu Bắc cực bởi chúng thúc đẩy sự phát triển của thực vật, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu đang sử dụng một kỹ thuật di truyền đó là CRISPR-Cas9. Khả năng chỉnh sửa gen của hệ thống này chắc hẳn chúng ta đã được nghe nhắc đến nhiều trong một số năm trở lại đây.
Sử dụng kỹ thuật này, các nhà khoa học có thể cắt DNA của voi ma mút và “dán” (paste) vào DNA của voi châu Á để tạo ra một con lai (hybrid elephant-mammoth hybrid).
“Chúng tôi vừa mới đánh thức hàng chục gen và đang kiểm tra chúng trong các tế bào voi,” tác giả dẫn đầu nghiên cứu, giáo sư George Church trả lời tờ Sun Online. “Chúng tôi đang tập trung vào việc đánh thức các gen của ma mút và tạo ra một dạng lai ma mút/voi hiện đại đồng thời giúp chúng phát tán ra vùng khí hậu cực bắc hoang dã,” ông nói.
Voi ma mút đực cao khoảng 3.5 m, trong khi con cái nhỏ hơn một chút. Chúng có những chiếc ngà cong vút dài tới 5 m và vùng dưới bụng có một lớp lông xù xì có thể dài những 1 m. Những cái tai nhỏ và đuôi ngắn giúp hạn chế thất thoát nhiệt độ cơ thể.
Ma mút và voi hiện đại có quan hệ họ hàng gần gũi, các gen giống nhau tới 99.4%. Hai loài này đã phân ly tiến hóa từ 6 triệu năm trước, cùng thời kỳ mà con người và tinh tinh (chimpanzees) chia tay nhau để đường ai nấy đi!
Voi ma mút cùng tồn tại với tổ tiên sớm nhất của loài người, họ ăn bắn voi ma mút làm thức ăn, lấy xương và ngà làm vũ khí và … làm nghệ thuật nữa.
Voi ma mút từng tung tăng dạo chơi trên vùng lãnh nguyên băng giá của châu Âu và Bắc Mỹ trong 140.000 năm và đã biến mất vào cuối thế Canh Tân (Pleistocene), 10.000 năm trước. Chúng là một trong những sinh vật tiền sử được biết rõ nhất bởi những gì còn sót lại của chúng thường không phải hóa thạch mà là được bảo quản trong băng.
Sáu bước mà các nhà khoa học tiến hành
– Các nhà khoa học đại học Harvard bắt đầu bằng cách tách chiết DNA từ các mẫu bảo quản đông lạnh (tự nhiên) của voi ma mút ở Siberia.
– Sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen, các đoạn DNA của voi ma mút được chèn vào các tế bào da của voi hiện đại sống ở châu Á (họ hàng gần gũi nhất). DNA chứa thông tin đặc trưng của voi ma mút như lông, mỡ hay máu.
– Các nhà khoa học sau đó tái lập trình các tế bào da này để đưa chúng trở lại thành tế bào gốc. Các tế bào gốc chứa các đặc điểm như tế bào gốc phôi và có tiềm năng trở thành bất cứ loại mô nào.
– Các nhà khoa học lấy nhân chứa DNA chỉnh sửa khỏi các tế bào gốc mới này và chuyển chúng vào các tế bào trứng của voi châu Á với nhân đã bị loại bỏ trước đó.
– Các khà khoa học kích thích trứng bắt đầu phân cắt và chuyển thành phôi, sử dụng kích thích điện và hóa.
– Cuối cùng họ cho sinh trưởng phôi trong tử cung nhân tạo. Họ cũng có thể cấy phôi vào tử cung của một con voi châu Á, nhưng các nhà khoa học Mỹ cho rằng điều này là thiếu đạo đức đối với những loài đang nguy cấp.
DNA còn lưu lại có thể mang các gen quy định các đặc điểm của voi ma mút như là bộ lông dài xù xì, lớp mỡ dày và máu tương thích một cách hoàn hảo với điều kiện nhiệt độ âm. Đưa voi ma mút từ cõi chết trở về
Từ thời điểm bắt đầu dự án là 2015, các nhà nghiên cứu đã tăng cường số “chỉnh sửa” trong đó DNA của voi ma mút được cắt và chèn vào hệ gen của voi hiện đại, từ 15 thành 45.
Giáo sư Church cho biết: “Chúng tôi đang làm việc theo định hướng đánh giá tác động tổng thể của tất cả các chỉnh sửa này và đang cố gắng thiết lập quá trình tạo phôi trong phòng thí nghiệm. Chúng tôi đã biết về những gen liên quan đến những cái tai nhỏ, lớp mỡ dưới da, lông và máu nhưng hẳn là vẫn còn những gen khác cần phải chọn lọc.”
Ông cũng bổ sung: “Mục đích của chúng tôi là tạo ra một phôi lai ma mút/voi hiện đại. Thực ra, nó chủ yếu giống với một con voi hiện đại và mang các tính trạng của voi ma mút.”
Hồi tháng Hai năm 2017, nhóm nghiên cứu đã thông báo rằng lộ trình có thể tốn thêm hai năm nữa để tạo ra “thứ khả dĩ nhất đối với một con voi ma mút” có thể được tạo ra. Đưa voi ma mút từ cõi chết trở về
“Chúng tôi vẫn chưa có nó ở đây, nhưng nó có thể xuất hiện trong một vài năm nữa.”
Sau đó thì sao?
Theo như giáo sư Church, những con vật to lớn này thậm chí còn có thể phục hồi lại các vùng đất hoang bị đóng băng. “Những con voi chịu lạnh có thể dàn lớp tuyết ngất ngưởng và hỗ trợ cho cây cối vào mùa đông cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ phản xạ nhiệt độ cao vào mùa hè,” giáo sư cho biết.
Người ta nghĩ rằng đồng cỏ sẽ phản xạ ánh sáng mặt trời nhiều hơn so với những khu rừng đang tồn tại ngày nay, cho phép sự băng giá của mùa đông được thâm nhập sâu vào lớp vỏ và làm mát lớp đất bên dưới.
Trong những năm qua, cây cối ở công viên Siberia đã được san bằng bởi những chiếc xe giống như xe tăng mạnh mẽ. Đưa voi ma mút từ cõi chết trở về
Tuy nhiên, để giữ cho cây không phát triển trở lại nữa, chúng ta sẽ cần phải sử dụng những động vật chăn thả lớn – bao gồm cả voi ma mút hồi sinh.
Theo Dailymail và Mirro
iceberg (biên tập)
tapchisinhhoc.com
Đọc thêm: Phôi nhân tạo từ tế bào gốc